1. Phân loại quần áo: giúp bạn hạn chế tình trạng loang màu giữa các loại vải, giũ quần áo sạch sẽ và giữ được màu sắc tươi sáng như mới. Tùy loại đồ có chế độ giặt nhất định, quần áo len, thun mỏng dễ giãn... không nên giặt bằng máy vì không chịu được ma sát, giằng kéo.
Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ, quần áo bình thường chọn chế độ vừa, đồ dày hơn như jean, kaki... giặt mạnh hoặc giặt ngâm.
Tuyệt đối không cho quần áo dính nhiều xăng, dầu, thức ăn không được cho vào máy giặt vì có thể bám loang sang quần áo khác. Hơn nữa, dầu bám ở thành máy giặt sẽ giữ lại chất bẩn, chúng bám vào quần áo giặt sau đó, hoặc tạo môi trường cho nấm mốc sinh sôi.
2. Chọn chế độ giặt nóng/lạnh: Giặt bằng nước nóng hay lạnh đều có yêu cầu riêng. Theo đó, nước lạnh dùng cho các loại vải bình thường, vải dễ co rút, nước nóng khuyên dùng cho đồ giặt có nhiều vết bẩn cứng đầu.
Khi giặt đồ jeans bằng máy, để giảm bạc màu, bạn nên lộn mặt trái của đồ ra ngoài và không giặt bằng nước ấm. 3. Dùng đúng loại bột giặt/ nước giặt: Việc nhầm lẫn, dùng bột giặt tay cho máy giặt, khiến tác dụng làm sạch không như ý, bột giặt đặc lại và bám trên quần áo. Ngoài ra, lượng bọt tạo ra quá nhiều, dễ trào khỏi thùng máy, gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mô tơ dính ẩm nhanh hỏng. 4. Dùng túi lưới khi giặt: Để quần không bị biến dạng, bạn nên để đồ giặt nhỏ vào trong túi lưới trước khi cho vào máy.5. Chọn chế độ sấy: nếu bạn lạm dụng tính năng này dễ khiến quần áo nhanh phai màu, mủn sợi vải, hơi nóng làm quần áo bị co rút, nhất là vải cotton. Bạn nên để nhiệt độ sấy thấp và lấy quần áo ra khỏi máy khi chúng vẫn còn ẩm, không nên sấy quá khô.
6. Không giặt quá khối lượng cho phép: Mỗi loại máy có khối lượng (Kg) tối đa, nếu quá tải quần áo sẽ không sạch, bị co kéo, xoắn vào nhau và bị nhăn nhúm.
Bạn hãy cân nhắc số lượng quần áo giặt trong mức quy định.
1. Phân loại quần áo: giúp bạn hạn chế tình trạng loang màu giữa các loại vải, giũ quần áo sạch sẽ và giữ được màu sắc tươi sáng như mới. Tùy loại đồ có chế độ giặt nhất định, quần áo len, thun mỏng dễ giãn... không nên giặt bằng máy vì không chịu được ma sát, giằng kéo.
Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ, quần áo bình thường chọn chế độ vừa, đồ dày hơn như jean, kaki... giặt mạnh hoặc giặt ngâm.
Tuyệt đối không cho quần áo dính nhiều xăng, dầu, thức ăn không được cho vào máy giặt vì có thể bám loang sang quần áo khác. Hơn nữa, dầu bám ở thành máy giặt sẽ giữ lại chất bẩn, chúng bám vào quần áo giặt sau đó, hoặc tạo môi trường cho nấm mốc sinh sôi.
2. Chọn chế độ giặt nóng/lạnh: Giặt bằng nước nóng hay lạnh đều có yêu cầu riêng. Theo đó, nước lạnh dùng cho các loại vải bình thường, vải dễ co rút, nước nóng khuyên dùng cho đồ giặt có nhiều vết bẩn cứng đầu.
Khi giặt đồ jeans bằng máy, để giảm bạc màu, bạn nên lộn mặt trái của đồ ra ngoài và không giặt bằng nước ấm.
3. Dùng đúng loại bột giặt/ nước giặt: Việc nhầm lẫn, dùng bột giặt tay cho máy giặt, khiến tác dụng làm sạch không như ý, bột giặt đặc lại và bám trên quần áo. Ngoài ra, lượng bọt tạo ra quá nhiều, dễ trào khỏi thùng máy, gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mô tơ dính ẩm nhanh hỏng.
4. Dùng túi lưới khi giặt: Để quần không bị biến dạng, bạn nên để đồ giặt nhỏ vào trong túi lưới trước khi cho vào máy.
5. Chọn chế độ sấy: nếu bạn lạm dụng tính năng này dễ khiến quần áo nhanh phai màu, mủn sợi vải, hơi nóng làm quần áo bị co rút, nhất là vải cotton. Bạn nên để nhiệt độ sấy thấp và lấy quần áo ra khỏi máy khi chúng vẫn còn ẩm, không nên sấy quá khô.
6. Không giặt quá khối lượng cho phép: Mỗi loại máy có khối lượng (Kg) tối đa, nếu quá tải quần áo sẽ không sạch, bị co kéo, xoắn vào nhau và bị nhăn nhúm.
Bạn hãy cân nhắc số lượng quần áo giặt trong mức quy định.