1. Ứng dụng hiệu chuẩn pin: Đánh vào tâm lý sợ hết pin, sợ chai pin của người dùng, rất nhiều phần mềm giúp hiệu chuẩn pin của thiết bị di động đã ra đời. Tuy nhiên, chẳng có ứng dụng nào làm được điều này cả. Tất cả những gì chúng làm chỉ là xóa các tập tin batterystats.bin để tạo thông tin giả về pin lên màn hình. Việc này không những không cải thiện được dung lượng pin mà còn bắt thiết bị thường xuyên tái tạo lại file này, và gây tốn thêm năng lượng của thiết bị. 2. Các công cụ dọn dẹp bộ nhớ: Máy tính bình thường sử dụng việc phân mảnh ổ cứng, và việc tái thiết phân mảnh của các phần mềm mới có tác dụng dọn dẹp bộ nhớ. Còn ở thiết bị di động thì hoàn toàn khác. Chúng sử dụng bộ nhớ NAND flash. Bản thân bộ nhớ này đã giúp thiết bị của bạn được sắp xếp một cách rất trật tự, việc dọn dẹp ổ cứng tự động là hoàn toàn vô nghĩa. 3. Tối ưu RAM: Các ứng dụng dạng này ra đời với mong muốn làm sạch bộ nhớ RAM từ các tiến trình không cần thiết hoặc lấy một phần bộ nhớ trong làm bộ nhớ RAM. Tuy nhiên, việc này khá thừa. Vì trong thời gian rất ngắn, Android đủ thông minh để phân bổ các ứng dụng một cách khoa học để thiết bị không bị ảnh hưởng bởi RAM. Chạy thêm các ứng dụng có tác động tới RAM có khi lại khiến bộ nhớ này càng thêm cạn kiệt. 4. Những phần mềm chống virus không rõ nguồn gốc: Việc bị tấn công bởi virus là khả năng hoàn toàn có thể đối với các thiết bị có kết nối internet. Tuy nhiên, với Android, thiết bị của bạn cũng đã được ngầm bảo vệ rất tốt bởi chính hệ điều hành. Trong khi đó, nếu bạn cài những ứng dụng chống virus không rõ nguồn gốc từ AppStore chỉ khiến bạn thêm phiền với những bảng quảng cáo nếu lỡ chạm vào, thậm chí chính những ứng dụng này lại mang những mã độc thâm nhập vào thiết bị của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu không có điều kiện thì thôi, còn nếu có điều kiện và quá cần thiết thì bạn nên mua những ứng dụng chống virus từ những hãng như Kaspersky hay AVG. 5. Ứng dụng sạc bằng cơ học: Hãy nhớ rằng, nếu bản thân điện thoại của bạn ngay từ đầu không có chức năng sạc bằng cách rung hoặc lắc thì chẳng có phần mềm nào có thể làm được chuyện đó. 6. Điện thoại di động chụp X-quang: Và cũng chẳng có điện thoại nào kèm theo việc chiếu tia X cả. Vì vậy, tất cả loại ứng dụng cho phép bạn làm việc này đều là giả tạo thông qua việc sao chép các hình ảnh X-Quang tương tự chỉ để khiến bạn lầm tưởng hoặc gây cười. 7. Đọc tính cách thông qua hình ảnh: Có lẽ nhưng sản phẩm này mang tính chất giải trí rẻ tiền hơn là mang lại cho người dùng niềm tin. Tuy nhiên, những loại ứng dụng này lại khá nguy hiểm đối với những ai đang "cuồng" chúng. Tốt nhất là đừng nên dính vào chúng. 8. Thông dịch ngôn ngữ động vật: Các nhà nghiên cứu còn đang chật vật để phân tích tiếng nói của con người thông qua các thiết bị thông minh, vậy việc giải nghĩa từ tiếng kêu của động vật trên thiết bị di động liệu có khả quan không? 9. Tối ưu tốc độ Internet: Những ứng dụng loại này hầu hết là lừa đảo khi mang tới những link quảng cáo trên thiết bị của người dùng là chính. Vì vậy, tốt nhất, để cải thiện chất lượng đường truyền thì bạn nên tìm tới những địa điểm có sóng Internet mạnh hoặc nâng cấp thuê bao của mình lên những gói cao cấp hơn. 10 Apps Useless: Chẳng có phần mềm nào giúp người dùng "đi sâu đi sát" hệ thống của thiết bị di động bằng chính các ứng dụng của chính nhà sản xuất ra hệ thống đó. Vì vậy, đừng để các ứng dụng Useless làm bạn mất thời gian vào chúng. Nếu cẫn quản lý các ứng dụng dù cần thiết hay không thì cũng chỉ nên sử dụng ứng dụng quản lý của chính hệ điều hành.
1. Ứng dụng hiệu chuẩn pin: Đánh vào tâm lý sợ hết pin, sợ chai pin của người dùng, rất nhiều phần mềm giúp hiệu chuẩn pin của thiết bị di động đã ra đời. Tuy nhiên, chẳng có ứng dụng nào làm được điều này cả. Tất cả những gì chúng làm chỉ là xóa các tập tin batterystats.bin để tạo thông tin giả về pin lên màn hình. Việc này không những không cải thiện được dung lượng pin mà còn bắt thiết bị thường xuyên tái tạo lại file này, và gây tốn thêm năng lượng của thiết bị.
2. Các công cụ dọn dẹp bộ nhớ: Máy tính bình thường sử dụng việc phân mảnh ổ cứng, và việc tái thiết phân mảnh của các phần mềm mới có tác dụng dọn dẹp bộ nhớ. Còn ở thiết bị di động thì hoàn toàn khác. Chúng sử dụng bộ nhớ NAND flash. Bản thân bộ nhớ này đã giúp thiết bị của bạn được sắp xếp một cách rất trật tự, việc dọn dẹp ổ cứng tự động là hoàn toàn vô nghĩa.
3. Tối ưu RAM: Các ứng dụng dạng này ra đời với mong muốn làm sạch bộ nhớ RAM từ các tiến trình không cần thiết hoặc lấy một phần bộ nhớ trong làm bộ nhớ RAM. Tuy nhiên, việc này khá thừa. Vì trong thời gian rất ngắn, Android đủ thông minh để phân bổ các ứng dụng một cách khoa học để thiết bị không bị ảnh hưởng bởi RAM. Chạy thêm các ứng dụng có tác động tới RAM có khi lại khiến bộ nhớ này càng thêm cạn kiệt.
4. Những phần mềm chống virus không rõ nguồn gốc: Việc bị tấn công bởi virus là khả năng hoàn toàn có thể đối với các thiết bị có kết nối internet. Tuy nhiên, với Android, thiết bị của bạn cũng đã được ngầm bảo vệ rất tốt bởi chính hệ điều hành. Trong khi đó, nếu bạn cài những ứng dụng chống virus không rõ nguồn gốc từ AppStore chỉ khiến bạn thêm phiền với những bảng quảng cáo nếu lỡ chạm vào, thậm chí chính những ứng dụng này lại mang những mã độc thâm nhập vào thiết bị của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu không có điều kiện thì thôi, còn nếu có điều kiện và quá cần thiết thì bạn nên mua những ứng dụng chống virus từ những hãng như Kaspersky hay AVG.
5. Ứng dụng sạc bằng cơ học: Hãy nhớ rằng, nếu bản thân điện thoại của bạn ngay từ đầu không có chức năng sạc bằng cách rung hoặc lắc thì chẳng có phần mềm nào có thể làm được chuyện đó.
6. Điện thoại di động chụp X-quang: Và cũng chẳng có điện thoại nào kèm theo việc chiếu tia X cả. Vì vậy, tất cả loại ứng dụng cho phép bạn làm việc này đều là giả tạo thông qua việc sao chép các hình ảnh X-Quang tương tự chỉ để khiến bạn lầm tưởng hoặc gây cười.
7. Đọc tính cách thông qua hình ảnh: Có lẽ nhưng sản phẩm này mang tính chất giải trí rẻ tiền hơn là mang lại cho người dùng niềm tin. Tuy nhiên, những loại ứng dụng này lại khá nguy hiểm đối với những ai đang "cuồng" chúng. Tốt nhất là đừng nên dính vào chúng.
8. Thông dịch ngôn ngữ động vật: Các nhà nghiên cứu còn đang chật vật để phân tích tiếng nói của con người thông qua các thiết bị thông minh, vậy việc giải nghĩa từ tiếng kêu của động vật trên thiết bị di động liệu có khả quan không?
9. Tối ưu tốc độ Internet: Những ứng dụng loại này hầu hết là lừa đảo khi mang tới những link quảng cáo trên thiết bị của người dùng là chính. Vì vậy, tốt nhất, để cải thiện chất lượng đường truyền thì bạn nên tìm tới những địa điểm có sóng Internet mạnh hoặc nâng cấp thuê bao của mình lên những gói cao cấp hơn.
10 Apps Useless: Chẳng có phần mềm nào giúp người dùng "đi sâu đi sát" hệ thống của thiết bị di động bằng chính các ứng dụng của chính nhà sản xuất ra hệ thống đó. Vì vậy, đừng để các ứng dụng Useless làm bạn mất thời gian vào chúng. Nếu cẫn quản lý các ứng dụng dù cần thiết hay không thì cũng chỉ nên sử dụng ứng dụng quản lý của chính hệ điều hành.