Nghiện email. Hình thức gửi mail đã giúp chúng ta tiết kiệm được bao nhiêu tiền của đi lại, cho phép việc kinh doanh thương mại trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng cũng vì những tiện ích này mà rất nhiều người bị hội chứng “nghiện email”. Họ gửi email và luôn muốn nhận được hồi âm. Điều này khiến bạn khó tập trung để giải quyết được nhiều công việc khác. Facebook khiến bạn ngày càng “khốn khổ”. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Facebook đem lại cho bạn nhiều nỗi buồn hơn cả niềm vui. Những người thường xuyên cập nhật Facebook ít khi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nó khiến chúng ta trở nên ghen tị với những hạnh phúc, thành công mà người khác đạt được. Cơn thịnh nộ trên Twitter. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu hơn 70 triệu đăng tải trên trang Sina Weibo, một phiên bản Twitter của Trung Quốc và phát hiện ra rằng sự phẫn nộ là cảm xúc chủ đạo trên mạng xã hội này. Điều này cũng xảy ra trên Twitter. Như vậy các mạng xã hội chỉ khiến chúng ta bớt hạnh phúc và trở nên hung hăng hơn mà thôi. Facebook biến bạn thành kẻ phân biệt chủng tộc. Một bản nghiên cứu mới đây về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và chủ nghĩa chủng tộc đã chỉ ra rằng những người dành nhiều thời gian trên Facebook là những người có nhiều thành kiến. Khiến bạn “ngu” đi. Năm 2009, tạp chí Khoa học đã đăng tải một bản nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông kiểu mới tới khả năng nhận thức của chúng ta. Theo đó, Internet giúp chúng ta nâng cao khả năng đọc-nhìn, nhưng lại khiến chúng ta bị suy giảm về khả năng đưa ra những ý nghĩ bình luận, giải quyết vấn đề theo cách quy nạp, giảm trí tưởng tuongj và giảm cả vốn từ trìu tượng. Nói ngắn gọn, Internet khiến chúng ta “ngu đi”. Thay đổi bộ não chúng ta. Một nghiên cứu năm 2011 đã chứng minh rằng Internet có thể thay đổi bộ não chúng ta. Bằng việc quét não của 125 sinh viên ở London, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan mật thiết giữa số lượng bạn bè trên Facebook của người đó với số lượng các vật chất đen trong những vùng cụ thể trên não, đó là những vùng chịu trách nhiệm ghi nhớ, giao tiếp xã hội và có thể khiến bạn tự kỷ. Cho phép các công ty ảnh hưởng đến chúng ta. Các nhà khoa học Canada đã tiến hành một nghiên cứu trên 278 sinh viên về vấn đề thay đổi thời tiết và cảm nhận về nó. Họ lập ra một trang web giả để làm “lung lay” ý kiến người đọc trên đó. Kết quả là những sinh viên thường vào trang web đó đã không đưa ra được chính kiến của mình, thậm chí ngay cả khi biết nó là giả. Đây cũng là cách mà các công ty đang sử dụng để “hướng dẫn dư luận”. Làm lan tỏa chủ nghĩa cực đoan. Đây là một trong những công cụ tuyển dụng tuyệt vời nhất của những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan. BBC đã từng tiến hành điều tra về cái gọi là “chiến lược Twitter” của Al-Qaeda và phát hiện ra rằng đây là nơi thu hút được nhiều sự chú ý và thậm chí bao gồm cả việc tuyển dụng quân của nhóm khủng bố này. Dễ bị nghiện. Khoa học đã đưa thêm một hội chứng có tên “Hỗn loạn trong sử dụng Internet”. Đây là căn bệnh mà người bệnh bị nghiện Internet. HỌ sẽ cảm thấy không thoải mái khi không được onl. Mất sự thương cảm. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây chứng minh thanh niên bây giờ ít cảm thông với người khác hơn so với 30 năm về trước.
Nghiện email. Hình thức gửi mail đã giúp chúng ta tiết kiệm được bao nhiêu tiền của đi lại, cho phép việc kinh doanh thương mại trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng cũng vì những tiện ích này mà rất nhiều người bị hội chứng “nghiện email”. Họ gửi email và luôn muốn nhận được hồi âm. Điều này khiến bạn khó tập trung để giải quyết được nhiều công việc khác.
Facebook khiến bạn ngày càng “khốn khổ”. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Facebook đem lại cho bạn nhiều nỗi buồn hơn cả niềm vui. Những người thường xuyên cập nhật Facebook ít khi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nó khiến chúng ta trở nên ghen tị với những hạnh phúc, thành công mà người khác đạt được.
Cơn thịnh nộ trên Twitter. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu hơn 70 triệu đăng tải trên trang Sina Weibo, một phiên bản Twitter của Trung Quốc và phát hiện ra rằng sự phẫn nộ là cảm xúc chủ đạo trên mạng xã hội này. Điều này cũng xảy ra trên Twitter. Như vậy các mạng xã hội chỉ khiến chúng ta bớt hạnh phúc và trở nên hung hăng hơn mà thôi.
Facebook biến bạn thành kẻ phân biệt chủng tộc. Một bản nghiên cứu mới đây về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và chủ nghĩa chủng tộc đã chỉ ra rằng những người dành nhiều thời gian trên Facebook là những người có nhiều thành kiến.
Khiến bạn “ngu” đi. Năm 2009, tạp chí Khoa học đã đăng tải một bản nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông kiểu mới tới khả năng nhận thức của chúng ta. Theo đó, Internet giúp chúng ta nâng cao khả năng đọc-nhìn, nhưng lại khiến chúng ta bị suy giảm về khả năng đưa ra những ý nghĩ bình luận, giải quyết vấn đề theo cách quy nạp, giảm trí tưởng tuongj và giảm cả vốn từ trìu tượng. Nói ngắn gọn, Internet khiến chúng ta “ngu đi”.
Thay đổi bộ não chúng ta. Một nghiên cứu năm 2011 đã chứng minh rằng Internet có thể thay đổi bộ não chúng ta. Bằng việc quét não của 125 sinh viên ở London, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan mật thiết giữa số lượng bạn bè trên Facebook của người đó với số lượng các vật chất đen trong những vùng cụ thể trên não, đó là những vùng chịu trách nhiệm ghi nhớ, giao tiếp xã hội và có thể khiến bạn tự kỷ.
Cho phép các công ty ảnh hưởng đến chúng ta. Các nhà khoa học Canada đã tiến hành một nghiên cứu trên 278 sinh viên về vấn đề thay đổi thời tiết và cảm nhận về nó. Họ lập ra một trang web giả để làm “lung lay” ý kiến người đọc trên đó. Kết quả là những sinh viên thường vào trang web đó đã không đưa ra được chính kiến của mình, thậm chí ngay cả khi biết nó là giả. Đây cũng là cách mà các công ty đang sử dụng để “hướng dẫn dư luận”.
Làm lan tỏa chủ nghĩa cực đoan. Đây là một trong những công cụ tuyển dụng tuyệt vời nhất của những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan. BBC đã từng tiến hành điều tra về cái gọi là “chiến lược Twitter” của Al-Qaeda và phát hiện ra rằng đây là nơi thu hút được nhiều sự chú ý và thậm chí bao gồm cả việc tuyển dụng quân của nhóm khủng bố này.
Dễ bị nghiện. Khoa học đã đưa thêm một hội chứng có tên “Hỗn loạn trong sử dụng Internet”. Đây là căn bệnh mà người bệnh bị nghiện Internet. HỌ sẽ cảm thấy không thoải mái khi không được onl.
Mất sự thương cảm. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây chứng minh thanh niên bây giờ ít cảm thông với người khác hơn so với 30 năm về trước.