Sáng 17/5, tranh thủ trời còn mát, các nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tranh thủ chụp một số bức hình làm kỷ niệm cũng như lan tỏa thông điệp tích cực trong công tác phòng chống dịch. Những ngày qua, họ là đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu, trực tiếp điều trị cho một phần bệnh nhân Covid-19 tại địa phương. Bắc Giang hiện cũng là một trong những ổ dịch lớn của cả nước với 314 ca mắc tính đến 16/5.Mọi người đều mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn kín mít, khó phân biệt ai với ai. Song, tất cả có mục tiêu chung là điều trị khỏi cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Chị Luyện Thu Trang (áo hồng, công tác tại khoa Lão học) cho Zing biết ngoài các y, bác sĩ của khoa Truyền nhiễm còn có đồng nghiệp từ nhiều khoa khác xung phong đến hỗ trợ. "Hôm nay trời mát, chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Mấy ngày qua nắng nóng, chiếc áo blouse bên trong đồ bảo hộ của chúng tôi lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi, mặt đỏ như gấc", chị kể.
Ngoài yếu tố thời tiết, phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 không được mở quạt, điều hòa để đảm bảo công tác chữa trị. Vì vậy, việc mặc đồ bảo hộ khoảng 10 tiếng/ngày là điều không dễ dàng với các y bác sĩ. "Nóng, khó thở" là cảm nhận chung của những "chiến binh áo trắng".Thời gian này, ngoài việc phát thuốc, tiêm, truyền, các nhân viên y tế như chị Trang còn kiêm luôn hỗ trợ các nhu cầu cá nhân của người bệnh như lấy cơm, nước, đồ dùng. Ban ngày, mọi người đều làm việc theo nhiệm vụ được giao, đến tối sẽ phân chia trực theo ca.Những vết hằn lộ rõ trên gương mặt các nhân viên y tế sau thời gian dài đeo khẩu trang, kính bảo hộ. "Dù vất vả, chúng tôi vẫn rất sẵn lòng. Có thể chữa trị khỏi cho bệnh nhân là niềm hạnh phúc của chúng tôi", chị Trang bày tỏ.Ngoài áp lực công việc, các nhân viên y tế tuyến đầu tại bệnh viện còn đối mặt nỗi nhớ gia đình, con cái khi không thể về nhà. Thời gian này, họ đều ăn ngủ ngay tại bệnh viện. Kể cả khi điều khị khỏi cho bệnh nhân, mọi người vẫn phải cách ly thêm 21 ngày.
Chị Trang cũng cho biết dù vất vả, đội ngũ nhân viên y tế luôn tràn đầy động lực và niềm tin chiến thắng đại dịch. Họ cũng cảm kích sự quan tâm, tiếp sức đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm của người dân ở bên ngoài. "Chúng tôi sẽ dốc hết sức để đẩy lùi đại dịch. Hy vọng cuộc sống của tất cả người dân sớm trở lại bình thường".
corona_counter.css
Sáng 17/5, tranh thủ trời còn mát, các nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tranh thủ chụp một số bức hình làm kỷ niệm cũng như lan tỏa thông điệp tích cực trong công tác phòng chống dịch. Những ngày qua, họ là đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu, trực tiếp điều trị cho một phần bệnh nhân Covid-19 tại địa phương. Bắc Giang hiện cũng là một trong những ổ dịch lớn của cả nước với 314 ca mắc tính đến 16/5.
Mọi người đều mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn kín mít, khó phân biệt ai với ai. Song, tất cả có mục tiêu chung là điều trị khỏi cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Chị Luyện Thu Trang (áo hồng, công tác tại khoa Lão học) cho Zing biết ngoài các y, bác sĩ của khoa Truyền nhiễm còn có đồng nghiệp từ nhiều khoa khác xung phong đến hỗ trợ. "Hôm nay trời mát, chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Mấy ngày qua nắng nóng, chiếc áo blouse bên trong đồ bảo hộ của chúng tôi lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi, mặt đỏ như gấc", chị kể.
Ngoài yếu tố thời tiết, phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 không được mở quạt, điều hòa để đảm bảo công tác chữa trị. Vì vậy, việc mặc đồ bảo hộ khoảng 10 tiếng/ngày là điều không dễ dàng với các y bác sĩ. "Nóng, khó thở" là cảm nhận chung của những "chiến binh áo trắng".
Thời gian này, ngoài việc phát thuốc, tiêm, truyền, các nhân viên y tế như chị Trang còn kiêm luôn hỗ trợ các nhu cầu cá nhân của người bệnh như lấy cơm, nước, đồ dùng. Ban ngày, mọi người đều làm việc theo nhiệm vụ được giao, đến tối sẽ phân chia trực theo ca.
Những vết hằn lộ rõ trên gương mặt các nhân viên y tế sau thời gian dài đeo khẩu trang, kính bảo hộ. "Dù vất vả, chúng tôi vẫn rất sẵn lòng. Có thể chữa trị khỏi cho bệnh nhân là niềm hạnh phúc của chúng tôi", chị Trang bày tỏ.
Ngoài áp lực công việc, các nhân viên y tế tuyến đầu tại bệnh viện còn đối mặt nỗi nhớ gia đình, con cái khi không thể về nhà. Thời gian này, họ đều ăn ngủ ngay tại bệnh viện. Kể cả khi điều khị khỏi cho bệnh nhân, mọi người vẫn phải cách ly thêm 21 ngày.
Chị Trang cũng cho biết dù vất vả, đội ngũ nhân viên y tế luôn tràn đầy động lực và niềm tin chiến thắng đại dịch. Họ cũng cảm kích sự quan tâm, tiếp sức đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm của người dân ở bên ngoài. "Chúng tôi sẽ dốc hết sức để đẩy lùi đại dịch. Hy vọng cuộc sống của tất cả người dân sớm trở lại bình thường".
corona_counter.css