Theo phong tục văn hóa lâu đời của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được xem là nghi lễ quan trọng thứ hai sau đám cưới trước khi các cặp đôi nam nữ chính thức trở thành vợ chồng. Lễ ăn hỏi mang mục đích thông báo với tất cả họ hàng, gia đình nhà trai, nhà gái về việc đôi nam nữ sắp "về chung một nhà". Và trong những lễ ăn hỏi ở Việt Nam không thể thiếu hình ảnh nhà trai mang sính lễ, lễ vật đến nhà gái để ra mắt họ hàng, cúng gia tiên. Các tráp lễ vật thường được nhà trai chuẩn bị rất kỹ lưỡng và được bê, đỡ trang trọng bởi những nam thanh niên trẻ tuổi, chưa lập gia đình.Nghi lễ bê, đỡ tráp của hai họ trong lễ ăn hỏi được xem là rất quan trọng. Dàn nam thanh, nữ tú của hai họ sau khi cùng nhau đỡ những tráp sính lễ đến bàn cúng gia tiên sẽ trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ với chữ hỉ được in ở phía ngoài. Nghi thức này được xem như một hình thức trao duyên, "giữ duyên" cho những người bưng, đỡ tráp. Số tiền trong các bao lì xì trao duyên thường không lớn nhưng ý nghĩa ẩn sâu trong đó là sự tôn trọng của gia đình đôi bên bày tỏ với nhau.Tuy nhiên, trên mạng xã hội Việt đã từng xuất hiện rất nhiều câu chuyện nhiều nam thanh, nữ tú đi bê, đỡ tráp phục vụ đám hỏi đã bị "chơi đểu" bởi "đối tác" nhà bên kia. Mới đây nhất, một bạn nữ có tên Minh Tr. đã chia sẻ câu chuyện lặn lội đi hơn 200km đường xa giúp cô dâu, chú rể nhưng sau đó lại chỉ nhận được bao lì xì bê tráp không có tiền bên trong mà chỉ chứa một mảnh giấy nháp khi số điện thoại được cho là của một nam thanh niên trong đội bê tráp nhà trai. Minh Tr. đã tỏ ra rất bức xúc, cảm thấy bản thân không được tôn trọng và công sức mình bỏ ra đã là hoài phí.Ngoài câu chuyện của Minh Tr., trên một số fanpage nổi tiếng cũng từng có nhiều câu chuyện, lời than phiền của các bạn trẻ đi bê tráp bị "đối tác" đỡ tráp cùng mình rút lõi bao lì xì. Một số nhận được phong bao lì xì trống không, số khác lại nhận được một vài nghìn đồng, thậm chí là 500 đồng tiền lẻ. Hành động rút lõi bao lì xì này bị coi như một trò đùa ác ý khiến những người phải hứng chịu cảm thấy vô cùng ức chế, bức xúc.Đã từng có thời điểm, nghề bê tráp thuê rất thịnh hành trong giới sinh viên, các bạn trẻ có mong muốn làm thêm, bởi có rất nhiều đám ăn hỏi gia đình không có đủ người "hợp tiêu chuẩn" để đi bê tráp nên buộc phải mượn người nhà thông gia hoặc thuê thanh niên bên ngoài. Tiền công sẽ được trả bằng chính số tiền trong phong bao lì xì phía thông gia trao cho họ. Tuy nhiên nếu như đen đủi gặp phải những đối tác xấu tính, những người làm bê tráp thuê sẽ phải ngậm "trái đắng" vì họ không thể kêu ca với ai, dù có phản ánh với gia chủ thì cũng thiếu bằng chứng.Theo phân tích của nhiều bạn trẻ, việc đặt tiền lẻ vào lì xì bê tráp chủ yếu là hành động chuộc lợi cá nhân của những thanh niên hám tiền. Sẵn sàng tráo hoặc lấy số tiền lớn mà gia chủ đặt vào lì xì trước đó, sau đó mới trao cho thông gia và nhận lại một bao lì xì khác cũng chứa bên trong số tiền lớn. Gia chủ tổ chức lễ ăn hỏi chắc chắn sẽ không làm điều này bởi nó chỉ làm cả gia đình bị mang tiếng xấu, thậm chí nhiều trường hợp còn bị trả đũa.Và sẽ càng trớ trêu hơn khi thanh niên bê tráp ăn hỏi hai bên nhà trai, nhà gái cùng chơi khăm nhau. Hành động cả nam và nữ bê tráp đều rút lõi lì xì trước và cùng trao nhau những phong bao trống không hoặc chứa toàn tiền lẻ dù người ngoài, gia chủ không hay biết nhưng vẫn thể hiện sự thiếu ý thức, vì cái lợi cá nhân mà sẵn sàng không tôn trọng người khác của một bộ phận thanh niên.Xét cho cùng, số tiền trong các phong bao lì xì này có thể không quan trọng, sự hạnh phúc của cô dâu, chú rể mới là điều cần được quan tâm nhất. Tuy nhiên chỉ một hành động nhỏ, không đúng mực của những người làm nhiệm vụ bê tráp đã có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của gia chủ trong mắt nhà thông gia.Bởi lẽ khi nhận được những bao lì xì như "chơi đểu" thế này, rất khó để các nam, nữ thanh niên không oán thán, trách móc và có những ý nghĩ không tốt về phía gia đình thông gia.Việc cố tình hay vô ý rút ruột, tráo đổi bao lì xì bê tráp quả thật không thể chấp nhận được. Hành động này thậm chí đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ về tục lệ đám cưới vô cùng ý nghĩa từ xưa tới nay của người Việt Nam. Ảnh trong bài: Facebook Minh Trần/Beat.vn/Kenhcuoihoi.com
Theo phong tục văn hóa lâu đời của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được xem là nghi lễ quan trọng thứ hai sau đám cưới trước khi các cặp đôi nam nữ chính thức trở thành vợ chồng. Lễ ăn hỏi mang mục đích thông báo với tất cả họ hàng, gia đình nhà trai, nhà gái về việc đôi nam nữ sắp "về chung một nhà". Và trong những lễ ăn hỏi ở Việt Nam không thể thiếu hình ảnh nhà trai mang sính lễ, lễ vật đến nhà gái để ra mắt họ hàng, cúng gia tiên. Các tráp lễ vật thường được nhà trai chuẩn bị rất kỹ lưỡng và được bê, đỡ trang trọng bởi những nam thanh niên trẻ tuổi, chưa lập gia đình.
Nghi lễ bê, đỡ tráp của hai họ trong lễ ăn hỏi được xem là rất quan trọng. Dàn nam thanh, nữ tú của hai họ sau khi cùng nhau đỡ những tráp sính lễ đến bàn cúng gia tiên sẽ trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ với chữ hỉ được in ở phía ngoài. Nghi thức này được xem như một hình thức trao duyên, "giữ duyên" cho những người bưng, đỡ tráp. Số tiền trong các bao lì xì trao duyên thường không lớn nhưng ý nghĩa ẩn sâu trong đó là sự tôn trọng của gia đình đôi bên bày tỏ với nhau.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Việt đã từng xuất hiện rất nhiều câu chuyện nhiều nam thanh, nữ tú đi bê, đỡ tráp phục vụ đám hỏi đã bị "chơi đểu" bởi "đối tác" nhà bên kia. Mới đây nhất, một bạn nữ có tên Minh Tr. đã chia sẻ câu chuyện lặn lội đi hơn 200km đường xa giúp cô dâu, chú rể nhưng sau đó lại chỉ nhận được bao lì xì bê tráp không có tiền bên trong mà chỉ chứa một mảnh giấy nháp khi số điện thoại được cho là của một nam thanh niên trong đội bê tráp nhà trai. Minh Tr. đã tỏ ra rất bức xúc, cảm thấy bản thân không được tôn trọng và công sức mình bỏ ra đã là hoài phí.
Ngoài câu chuyện của Minh Tr., trên một số fanpage nổi tiếng cũng từng có nhiều câu chuyện, lời than phiền của các bạn trẻ đi bê tráp bị "đối tác" đỡ tráp cùng mình rút lõi bao lì xì. Một số nhận được phong bao lì xì trống không, số khác lại nhận được một vài nghìn đồng, thậm chí là 500 đồng tiền lẻ. Hành động rút lõi bao lì xì này bị coi như một trò đùa ác ý khiến những người phải hứng chịu cảm thấy vô cùng ức chế, bức xúc.
Đã từng có thời điểm, nghề bê tráp thuê rất thịnh hành trong giới sinh viên, các bạn trẻ có mong muốn làm thêm, bởi có rất nhiều đám ăn hỏi gia đình không có đủ người "hợp tiêu chuẩn" để đi bê tráp nên buộc phải mượn người nhà thông gia hoặc thuê thanh niên bên ngoài. Tiền công sẽ được trả bằng chính số tiền trong phong bao lì xì phía thông gia trao cho họ. Tuy nhiên nếu như đen đủi gặp phải những đối tác xấu tính, những người làm bê tráp thuê sẽ phải ngậm "trái đắng" vì họ không thể kêu ca với ai, dù có phản ánh với gia chủ thì cũng thiếu bằng chứng.
Theo phân tích của nhiều bạn trẻ, việc đặt tiền lẻ vào lì xì bê tráp chủ yếu là hành động chuộc lợi cá nhân của những thanh niên hám tiền. Sẵn sàng tráo hoặc lấy số tiền lớn mà gia chủ đặt vào lì xì trước đó, sau đó mới trao cho thông gia và nhận lại một bao lì xì khác cũng chứa bên trong số tiền lớn. Gia chủ tổ chức lễ ăn hỏi chắc chắn sẽ không làm điều này bởi nó chỉ làm cả gia đình bị mang tiếng xấu, thậm chí nhiều trường hợp còn bị trả đũa.
Và sẽ càng trớ trêu hơn khi thanh niên bê tráp ăn hỏi hai bên nhà trai, nhà gái cùng chơi khăm nhau. Hành động cả nam và nữ bê tráp đều rút lõi lì xì trước và cùng trao nhau những phong bao trống không hoặc chứa toàn tiền lẻ dù người ngoài, gia chủ không hay biết nhưng vẫn thể hiện sự thiếu ý thức, vì cái lợi cá nhân mà sẵn sàng không tôn trọng người khác của một bộ phận thanh niên.
Xét cho cùng, số tiền trong các phong bao lì xì này có thể không quan trọng, sự hạnh phúc của cô dâu, chú rể mới là điều cần được quan tâm nhất. Tuy nhiên chỉ một hành động nhỏ, không đúng mực của những người làm nhiệm vụ bê tráp đã có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của gia chủ trong mắt nhà thông gia.
Bởi lẽ khi nhận được những bao lì xì như "chơi đểu" thế này, rất khó để các nam, nữ thanh niên không oán thán, trách móc và có những ý nghĩ không tốt về phía gia đình thông gia.
Việc cố tình hay vô ý rút ruột, tráo đổi bao lì xì bê tráp quả thật không thể chấp nhận được. Hành động này thậm chí đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ về tục lệ đám cưới vô cùng ý nghĩa từ xưa tới nay của người Việt Nam. Ảnh trong bài: Facebook Minh Trần/Beat.vn/Kenhcuoihoi.com