Mới đây, bộ tài chính Tây Ban Nha đã mở 1 cuộc điều tra về các cầu thủ trốn thuế, thêm một cái tên nữa được đưa vào danh sách này là Gerard Pique. Cầu thủ này bị yêu cầu nộp 2,45 triệu Euro tiền thuế anh đã không nộp từ năm 2007-2010. Tuy vậy, nhiều tờ báo tại Tây Ban Nha cho hay Pique sẽ đâm đơn kiện vì những cáo buộc thiếu căn cứ này.Vào tháng 6 năm 2013, một công tố viên cấp nhà nước của Tây Ban Nha đã khiến bóng đá thế giới rung động với cáo buộc Lionel Messi trốn thuế. Tuy chưa có kết luận chính thức từ đó đến nay nhưng chắc chắn rằng hình ảnh ngoan hiền của Messi bị ảnh hưởng không ít bởi cáo buộc này.Trước Messi, cũng tại Tây Ban Nha, cựu danh thủ người Bồ Đào Nha Luis Figo đã từng bị cơ quan thuế của đất nước bò tót sờ tới. Khi đó, Figo bị cáo buộc không khai báo thuế khoản mục bản quyền hình ảnh giai đoạn 1997-1999. Đơn kháng án của Figo đã bất thành và anh đã phải rút túi 3 triệu USD để nộp phạt.Samuel Eto’o cũng từng là bị cáo của một vụ án về thuế bản quyền hình ảnh khi còn khoác áo Barcelona với khoản tiền lên tới 3,5 triệu Euro. Ngoài ra, Eto’o còn bị cáo buộc dùng 1 công ty tại Tây Ban Nha để khấu trừ các khoản chi phí như mua đồ đạc và chiếc siêu xe của mình.Diego Maradona từng bị cơ quan thuế Italy cáo buộc trốn thuế lên tới tận 38 triệu Euro trong thời gian thi đấu tại Napoli. Điều lạ lùng nhất là cứ mỗi khi đến Italy để thi đấu hay du lịch Maradona đều bị xiết nợ vì đã không chấp nhận thanh toán khoản thuế 38 triệu Euro kia. Điển hình nhất là khi đến Italy để du lịch, Maradona đã bị tịch thu khuyên tai và đồng hồ ngay tại sân bay để trừ dần vào tiền thuế đã nợ.Tháng 10/2011, tiền vệ Lassana Diarra đã bị cảnh sát Le Havre (Pháp) cáo buộc có những cuộc gian lận về thuế. Ngoài ra, người đại diện của cầu thủ này là John Williams cũng bị triệu tập khi không đóng thuế khoản tiền chuyển nhượng 18.9 triệu bảng (20 triệu euro) từ Portsmouth sang Real Madrid của Diarra.Danh thủ bóng đá người Croatia, Davo Suker cũng dính dáng đến chuyện thuế má trong quãng thời gian 3 năm anh thi đấu cho Real Madrid. Không bảo vệ được sự trong sạch của mình, Suker đã phải tới cơ quan thuế Tây Ban Nha để nộp khoản thuế này.Đầu năm 2012, Rafael Nadal đã bị cơ quan thuế vụ Tây Ban Nha cáo buộc thành lập một số công ty ở xứ Basque nhằm lợi dụng luật thuế thu nhập ở địa phương để giảm bớt số tiền thuế thu nhập từ việc bán bản quyền hình ảnh mà anh phải nộp cho cơ quan thuế vụ.Năm 2009, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cáo buộc tay vợt nữ xuất sắc nhất trong lịch sử nước này là Sanchez Vicario có hành vi trốn thuế (3,5 triệu euro) từ năm 1989 đến 1993. Cụ thể Vicario đã “lách luật” bằng cách sang Andorra định cư để tránh phải nộp thuế theo nghĩa vụ của một công dân Tây Ban Nha.Năm 2001, cựu tay vợt số 1 thế giới người Đức Boris Becker bị cáo buộc trốn thuế. Do việc nộp thuế ở Monaco thấp hơn nhiều so với nước Đức, nên Becker đã sang Monaco để đóng thuế thu nhập trong khi lại sống chủ yếu ở quê hương mình. Kết quả là Becker vẫn phải đến sở thuế vụ Đức nộp tiền phạt.Cựu vô địch thế giới Valentino Rossi từng bị cơ quan thuế tại Ý triệu tập. Sau khi nghe bản luận tội, Rossi buộc phải đồng ý bỏ ra khoản tiền lên tới 51 triệu USD để nộp cho cơ quan thuế vào năm 2008.Tháng 6 năm 2014, một loạt báo hàng đầu của Tây Ban Nha đã dẫn nguồn tin của tờ La Vanguardia về việc thủ quân của Real, Iker Casillas bị tình nghi trốn thuế. Theo tờ báo này, Casillas đã tự động nộp phạt 2 triệu euro vào kho bạc nhà nước ngay khi cơ quan thuế chưa bắt tay vào điều tra.
Mới đây, bộ tài chính Tây Ban Nha đã mở 1 cuộc điều tra về các cầu thủ trốn thuế, thêm một cái tên nữa được đưa vào danh sách này là Gerard Pique. Cầu thủ này bị yêu cầu nộp 2,45 triệu Euro tiền thuế anh đã không nộp từ năm 2007-2010. Tuy vậy, nhiều tờ báo tại Tây Ban Nha cho hay Pique sẽ đâm đơn kiện vì những cáo buộc thiếu căn cứ này.
Vào tháng 6 năm 2013, một công tố viên cấp nhà nước của Tây Ban Nha đã khiến bóng đá thế giới rung động với cáo buộc Lionel Messi trốn thuế. Tuy chưa có kết luận chính thức từ đó đến nay nhưng chắc chắn rằng hình ảnh ngoan hiền của Messi bị ảnh hưởng không ít bởi cáo buộc này.
Trước Messi, cũng tại Tây Ban Nha, cựu danh thủ người Bồ Đào Nha Luis Figo đã từng bị cơ quan thuế của đất nước bò tót sờ tới. Khi đó, Figo bị cáo buộc không khai báo thuế khoản mục bản quyền hình ảnh giai đoạn 1997-1999. Đơn kháng án của Figo đã bất thành và anh đã phải rút túi 3 triệu USD để nộp phạt.
Samuel Eto’o cũng từng là bị cáo của một vụ án về thuế bản quyền hình ảnh khi còn khoác áo Barcelona với khoản tiền lên tới 3,5 triệu Euro. Ngoài ra, Eto’o còn bị cáo buộc dùng 1 công ty tại Tây Ban Nha để khấu trừ các khoản chi phí như mua đồ đạc và chiếc siêu xe của mình.
Diego Maradona từng bị cơ quan thuế Italy cáo buộc trốn thuế lên tới tận 38 triệu Euro trong thời gian thi đấu tại Napoli. Điều lạ lùng nhất là cứ mỗi khi đến Italy để thi đấu hay du lịch Maradona đều bị xiết nợ vì đã không chấp nhận thanh toán khoản thuế 38 triệu Euro kia. Điển hình nhất là khi đến Italy để du lịch, Maradona đã bị tịch thu khuyên tai và đồng hồ ngay tại sân bay để trừ dần vào tiền thuế đã nợ.
Tháng 10/2011, tiền vệ Lassana Diarra đã bị cảnh sát Le Havre (Pháp) cáo buộc có những cuộc gian lận về thuế. Ngoài ra, người đại diện của cầu thủ này là John Williams cũng bị triệu tập khi không đóng thuế khoản tiền chuyển nhượng 18.9 triệu bảng (20 triệu euro) từ Portsmouth sang Real Madrid của Diarra.
Danh thủ bóng đá người Croatia, Davo Suker cũng dính dáng đến chuyện thuế má trong quãng thời gian 3 năm anh thi đấu cho Real Madrid. Không bảo vệ được sự trong sạch của mình, Suker đã phải tới cơ quan thuế Tây Ban Nha để nộp khoản thuế này.
Đầu năm 2012, Rafael Nadal đã bị cơ quan thuế vụ Tây Ban Nha cáo buộc thành lập một số công ty ở xứ Basque nhằm lợi dụng luật thuế thu nhập ở địa phương để giảm bớt số tiền thuế thu nhập từ việc bán bản quyền hình ảnh mà anh phải nộp cho cơ quan thuế vụ.
Năm 2009, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cáo buộc tay vợt nữ xuất sắc nhất trong lịch sử nước này là Sanchez Vicario có hành vi trốn thuế (3,5 triệu euro) từ năm 1989 đến 1993. Cụ thể Vicario đã “lách luật” bằng cách sang Andorra định cư để tránh phải nộp thuế theo nghĩa vụ của một công dân Tây Ban Nha.
Năm 2001, cựu tay vợt số 1 thế giới người Đức Boris Becker bị cáo buộc trốn thuế. Do việc nộp thuế ở Monaco thấp hơn nhiều so với nước Đức, nên Becker đã sang Monaco để đóng thuế thu nhập trong khi lại sống chủ yếu ở quê hương mình. Kết quả là Becker vẫn phải đến sở thuế vụ Đức nộp tiền phạt.
Cựu vô địch thế giới Valentino Rossi từng bị cơ quan thuế tại Ý triệu tập. Sau khi nghe bản luận tội, Rossi buộc phải đồng ý bỏ ra khoản tiền lên tới 51 triệu USD để nộp cho cơ quan thuế vào năm 2008.
Tháng 6 năm 2014, một loạt báo hàng đầu của Tây Ban Nha đã dẫn nguồn tin của tờ La Vanguardia về việc thủ quân của Real, Iker Casillas bị tình nghi trốn thuế. Theo tờ báo này, Casillas đã tự động nộp phạt 2 triệu euro vào kho bạc nhà nước ngay khi cơ quan thuế chưa bắt tay vào điều tra.