Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Châu Lê Phước Vĩnh, Văn Trương, Hải Lâm là 7 trụ cột của ĐT U23 Việt Nam từng làm nên vết nhơ cho bóng đá Việt với vụ bán độ, dàn xếp tỷ số gây chấn động năm 2005.
Quốc Vượng đã giao dịch với trùm cá độ và gạ gẫm đồng đội cùng tham gia dàn xếp chỉ thắng Myanmar 1-0 ở vòng bảng Sea Games 23. Số tiền nhóm này kiếm được là 490 triệu đồng
Bị phát hiện, điều tra và đưa ra trước pháp luật. Quốc Vượng nhận án tù 4 năm, Văn Quyến, Lê Văn Trương, Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh nhận án 2 năm tù, Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh nhận án 2 năm 6 tháng tù. Án phạt này khiến sự nghiệp các cầu thủ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác. Trong nhóm cầu thủ liên quan đến vụ bán độ, dàn xếp tỷ số tại Sea Games 23, đáng chú ý nhất Văn Quyến và Quốc Vượng. Văn Quyến sau một thời gian thụ án, bị treo giò ở tất cả các giải đấu do VFF tổ chức, anh được giảm án và trở về thi đấu tại CLB Sông Lam Nghệ An (2009).
Năm 2013 Văn Quyến đến CLB Ninh Bình thi đấu và cũng dính phải một vụ lùm xùm liên quan đến bán độ. Tháng 4/2014, cầu thủ 30 tuổi quyết định giải nghệ. Không giống như Văn Quyến, Quốc Vượng không có cơ hội trở lại sân cỏ. Cầu thủ này sau khi ra tù phải lận đận với nghề bốc vác để nuôi sống bản thân và gia đình. Ký ức của Quốc Vượng là những đêm khóc trong tù với sự hối hận, là khát vọng và nỗi đau bóng đá... Sau một thời gian làm bốc vác, Quốc Vượng chuyển sang làm nghề kinh doanh, buôn bán rượu.Trong trận đấu diễn ra ngày 18/3/2013 tại Malaysia, V.Ninh Bình để Kelantan dẫn trước 2-1 trong hiệp một nhưng sang hiệp hai lội ngược dòng thắng chung cuộc 3-2. Sau khi trận đấu kết thúc, bầu Trường đã nhờ công an Ninh Bình điều tra, tạm thời giải tán đội bóng. Các cầu thủ sau đó thừa nhận chuyện bán độ. 13 cầu thủ của V.Ninh Bình (trong đó có 4 tuyển thủ U23 Việt Nam) đều dính chàm. Mỗi cầu thủ được nhận từ 75 đến 80 triệu đồng. Chủ mưu và cầm đầu thực hiện chính là Trần Mạnh Dũng (ảnh), đội phó của U23 Việt Nam tại Sea Games 27 và cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng. Hai cầu thủ này sau đó bị cơ quan chức năng khởi tố và bắt giam.
Tại giải bóng đá U21 quốc tế do báo Thanh Niên tổ chức năm 2010, phút 38 trong trận đấu giữa U19 Việt Nam và U21 Singapore, trung vệ Phan Lưu Thế Sơn bất ngờ xoay người đá thẳng bóng về lưới nhà từ cự ly khoảng 40m. Thế Sơn dính nghi án bán độ, bị HLV hắt hủi. Sự nghiệp của cầu thủ này sau đó cũng gặp muôn vàn bất trắc. Thế Sơn bị mất vị trí ở đội trẻ của Hà Nội T&T, phải dạt vào Xuân Thành Sài Gòn trước khi đầu quân cho Đồng Nai. Sau khi đội bóng của bầu Thụy giải thể, Thế Sơn cùng với 2 đồng đội cũng đang bị cơ quan điều tra cách ly là Long Giang và Niệm Tiến chuyển về đầu quân cho Đồng Nai. Giải đấu giao hữu JVC trước thềm Sea Games 2003 diễn tại Việt Nam, ngay trận đầu tiên, ĐT U23 Việt Nam đã thua Thân Hoa Thượng Hải của Trung Quốc 1-2 và một số cầu thủ đã dính vào nghi án bán độ. VFF sau đó tìm ra bằng chứng cụ thể, treo giò cầu thủ Vũ Như Thành 5 năm. Được 1 năm, Như Thành được giảm án phạt xuống còn 2 năm rưỡi. Đến nay, bản án của Vũ Như Thành vẫn được coi là còn rất nhiều bí ẩn. Cầu thủ sinh 1981 sau đó có cơ hội trở lại sân cỏ, được CLB Bình Dương đón nhận. Với màn trở lại xuất sắc, Như Thành được gọi vào đội tuyển quốc gia Việt Nam và là trụ cột hàng phòng ngự của đội tuyển trong đội hình vô địch AFF Suzuki Cup 2008. Cuối tháng 12/2008, cũng nhờ thành tích vô địch AFF Cup, anh được bình chọn vào tốp 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc. Ảnh dùng trong bài: VFF/TTVN/TTO/ANTĐ.
Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Châu Lê Phước Vĩnh, Văn Trương, Hải Lâm là 7 trụ cột của ĐT U23 Việt Nam từng làm nên vết nhơ cho bóng đá Việt với vụ bán độ, dàn xếp tỷ số gây chấn động năm 2005.
Quốc Vượng đã giao dịch với trùm cá độ và gạ gẫm đồng đội cùng tham gia dàn xếp chỉ thắng Myanmar 1-0 ở vòng bảng Sea Games 23. Số tiền nhóm này kiếm được là 490 triệu đồng
Bị phát hiện, điều tra và đưa ra trước pháp luật. Quốc Vượng nhận án tù 4 năm, Văn Quyến, Lê Văn Trương, Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh nhận án 2 năm tù, Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh nhận án 2 năm 6 tháng tù. Án phạt này khiến sự nghiệp các cầu thủ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.
Trong nhóm cầu thủ liên quan đến vụ bán độ, dàn xếp tỷ số tại Sea Games 23, đáng chú ý nhất Văn Quyến và Quốc Vượng. Văn Quyến sau một thời gian thụ án, bị treo giò ở tất cả các giải đấu do VFF tổ chức, anh được giảm án và trở về thi đấu tại CLB Sông Lam Nghệ An (2009).
Năm 2013 Văn Quyến đến CLB Ninh Bình thi đấu và cũng dính phải một vụ lùm xùm liên quan đến bán độ. Tháng 4/2014, cầu thủ 30 tuổi quyết định giải nghệ.
Không giống như Văn Quyến, Quốc Vượng không có cơ hội trở lại sân cỏ. Cầu thủ này sau khi ra tù phải lận đận với nghề bốc vác để nuôi sống bản thân và gia đình.
Ký ức của Quốc Vượng là những đêm khóc trong tù với sự hối hận, là khát vọng và nỗi đau bóng đá... Sau một thời gian làm bốc vác, Quốc Vượng chuyển sang làm nghề kinh doanh, buôn bán rượu.
Trong trận đấu diễn ra ngày 18/3/2013 tại Malaysia, V.Ninh Bình để Kelantan dẫn trước 2-1 trong hiệp một nhưng sang hiệp hai lội ngược dòng thắng chung cuộc 3-2. Sau khi trận đấu kết thúc, bầu Trường đã nhờ công an Ninh Bình điều tra, tạm thời giải tán đội bóng. Các cầu thủ sau đó thừa nhận chuyện bán độ.
13 cầu thủ của V.Ninh Bình (trong đó có 4 tuyển thủ U23 Việt Nam) đều dính chàm. Mỗi cầu thủ được nhận từ 75 đến 80 triệu đồng. Chủ mưu và cầm đầu thực hiện chính là Trần Mạnh Dũng (ảnh), đội phó của U23 Việt Nam tại Sea Games 27 và cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng. Hai cầu thủ này sau đó bị cơ quan chức năng khởi tố và bắt giam.
Tại giải bóng đá U21 quốc tế do báo Thanh Niên tổ chức năm 2010, phút 38 trong trận đấu giữa U19 Việt Nam và U21 Singapore, trung vệ Phan Lưu Thế Sơn bất ngờ xoay người đá thẳng bóng về lưới nhà từ cự ly khoảng 40m. Thế Sơn dính nghi án bán độ, bị HLV hắt hủi. Sự nghiệp của cầu thủ này sau đó cũng gặp muôn vàn bất trắc.
Thế Sơn bị mất vị trí ở đội trẻ của Hà Nội T&T, phải dạt vào Xuân Thành Sài Gòn trước khi đầu quân cho Đồng Nai. Sau khi đội bóng của bầu Thụy giải thể, Thế Sơn cùng với 2 đồng đội cũng đang bị cơ quan điều tra cách ly là Long Giang và Niệm Tiến chuyển về đầu quân cho Đồng Nai.
Giải đấu giao hữu JVC trước thềm Sea Games 2003 diễn tại Việt Nam, ngay trận đầu tiên, ĐT U23 Việt Nam đã thua Thân Hoa Thượng Hải của Trung Quốc 1-2 và một số cầu thủ đã dính vào nghi án bán độ. VFF sau đó tìm ra bằng chứng cụ thể, treo giò cầu thủ Vũ Như Thành 5 năm. Được 1 năm, Như Thành được giảm án phạt xuống còn 2 năm rưỡi.
Đến nay, bản án của Vũ Như Thành vẫn được coi là còn rất nhiều bí ẩn. Cầu thủ sinh 1981 sau đó có cơ hội trở lại sân cỏ, được CLB Bình Dương đón nhận. Với màn trở lại xuất sắc, Như Thành được gọi vào đội tuyển quốc gia Việt Nam và là trụ cột hàng phòng ngự của đội tuyển trong đội hình vô địch AFF Suzuki Cup 2008.
Cuối tháng 12/2008, cũng nhờ thành tích vô địch AFF Cup, anh được bình chọn vào tốp 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc. Ảnh dùng trong bài: VFF/TTVN/TTO/ANTĐ.