Mỗi năm, độ cuối tháng 4, đầu tháng 5, cây hoa giấy nằm trên đèo D'ran (xã Trạm Hành, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) lại thu hút sự chú ý của người dân, du khách từ nhiều nơi.Loài cây thuộc bộ hoa cẩm chướng nằm trong khuôn viên nhà của chị Bùi Hiền."Ba tôi trồng chúng vào năm 1990. Thoạt đầu, ba trồng cho vui, cho đẹp sân vườn. Sau đó, mãi đến năm 2018, cây hoa giấy bắt đầu nổi tiếng nhờ hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia địa phương. Vào thời điểm hút khách nhất, có đến cả trăm người dân, du khách đến thả dáng, đông nhất là vào cuối tuần", chị chia sẻ với Tạp chí Tri thức - Znews.Một trong số nhiếp ảnh gia địa phương đó là anh Sam Sam. Trải qua 3 mùa hoa giấy tại đây, Sam nói với Znews rằng năm nào cũng chụp ảnh cây, nhưng không năm nào là cây thôi đẹp.Hoa giấy được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam nhờ đặc tính dễ trồng và có sức sống dẻo dai.Cây ở nhà chị Hiền cũng tương tự. "Hoa giấy dễ sống và chăm sóc. Tôi chỉ cần cắt tỉa cho đẹp thêm", chị nói.Một số nơi ở Đà Lạt cũng có cây hoa giấy đẹp như thác Hang Cọp. Song, cây ở đèo D'ran thu hút khách bậc nhất nhờ hoa mọc chi chít, tần suất dày, ít lá và đặc biệt là dáng cây mềm mại. Ngoài ra, căn nhà gỗ phía sau khi kết hợp với nhánh hoa giấy cũng tạo nên khung cảnh nên thơ.Khi được Znews hỏi về căn nhà này, chị Hiền cho biết căn nhà gỗ phía sau có trước, sau đó người bố mới trồng thêm cây hoa giấy trước hiên."Chúng tôi không cố tình xây để hút khách. Tôi không thu phí khi khách đến đây chụp, miễn sao họ đừng bứt hoa, bẻ cành, xả rác. Nhà tôi kinh doanh hồng treo gió, vào mùa hồng, một số du khách có quay lại ủng hộ", chị Hiền cho hay.Gia chủ chia sẻ lượng khách ghé thăm đông vào thời điểm "hot" nhưng mỗi khách tự ý thức đảm bảo an toàn giao thông khi chụp.Chia sẻ về dự định trong tương lai, chủ nhà cho biết họ vẫn không có ý định khai thác du lịch cây hoa này.
Mỗi năm, độ cuối tháng 4, đầu tháng 5, cây hoa giấy nằm trên đèo D'ran (xã Trạm Hành, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) lại thu hút sự chú ý của người dân, du khách từ nhiều nơi.
Loài cây thuộc bộ hoa cẩm chướng nằm trong khuôn viên nhà của chị Bùi Hiền.
"Ba tôi trồng chúng vào năm 1990. Thoạt đầu, ba trồng cho vui, cho đẹp sân vườn. Sau đó, mãi đến năm 2018, cây hoa giấy bắt đầu nổi tiếng nhờ hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia địa phương. Vào thời điểm hút khách nhất, có đến cả trăm người dân, du khách đến thả dáng, đông nhất là vào cuối tuần", chị chia sẻ với Tạp chí Tri thức - Znews.
Một trong số nhiếp ảnh gia địa phương đó là anh Sam Sam. Trải qua 3 mùa hoa giấy tại đây, Sam nói với Znews rằng năm nào cũng chụp ảnh cây, nhưng không năm nào là cây thôi đẹp.
Hoa giấy được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam nhờ đặc tính dễ trồng và có sức sống dẻo dai.
Cây ở nhà chị Hiền cũng tương tự. "Hoa giấy dễ sống và chăm sóc. Tôi chỉ cần cắt tỉa cho đẹp thêm", chị nói.
Một số nơi ở Đà Lạt cũng có cây hoa giấy đẹp như thác Hang Cọp. Song, cây ở đèo D'ran thu hút khách bậc nhất nhờ hoa mọc chi chít, tần suất dày, ít lá và đặc biệt là dáng cây mềm mại. Ngoài ra, căn nhà gỗ phía sau khi kết hợp với nhánh hoa giấy cũng tạo nên khung cảnh nên thơ.
Khi được Znews hỏi về căn nhà này, chị Hiền cho biết căn nhà gỗ phía sau có trước, sau đó người bố mới trồng thêm cây hoa giấy trước hiên.
"Chúng tôi không cố tình xây để hút khách. Tôi không thu phí khi khách đến đây chụp, miễn sao họ đừng bứt hoa, bẻ cành, xả rác. Nhà tôi kinh doanh hồng treo gió, vào mùa hồng, một số du khách có quay lại ủng hộ", chị Hiền cho hay.
Gia chủ chia sẻ lượng khách ghé thăm đông vào thời điểm "hot" nhưng mỗi khách tự ý thức đảm bảo an toàn giao thông khi chụp.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, chủ nhà cho biết họ vẫn không có ý định khai thác du lịch cây hoa này.