Khi sự phát triển của internet cũng như mạng xã hội chưa mạnh mẽ như bây giờ, thì những bộ phim hài được thu đĩa CD, DVD là vô cùng phổ biến. Nhiều bộ phim được "cày đi cày lại" đến nỗi người xem thuộc luôn cả thoại.Thời ấy, nhà nào sưu tầm được 1 chồng băng đĩa hài là “oách xà lách” nhất cả xóm. Cái khoảnh khắc sướng rơn nhất là khi cho băng đĩa vào đầu và màn hình TV bắt đầu hiện khúc intro quen thuộc có hình ảnh mặt trời ló rạng kèm dòng chữ TLVa (Thăng Long Audio Visual).Cũng nhờ loạt phim hài này mà loạt tên tuổi đã có chỗ đứng nhất định trong làng hài Việt.Thầy rởm là bọ phim hài được phát hành năm 2005, bộ phim được sản xuất dựa theo cốt truyện dân gian, mang sắc thái xã hội Việt Nam xưa, nhằm châm biếm những người đàn ông vốn thuộc tầng lớp có vai vế trong các làng quê xưa, họ dốt nát, ít tài nhưng lại thích tỏ vẻ ta đây, hám ăn, hám gái...Bộ phim "Chôn nhời" vỡi những lời thoại sâu cay, phê phán nhiều thói hư tật xấu của xã hội đương đại.Phim "Không hề biết giận" với sự tham gia của những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc như Xuân Bắc, Tự Long.Đĩa hài "Tiền ơi" được phát hành năm 2008, Xuân Bắc và Vân Dung đóng vai vợ chồng nhà Sùng trong bộ phim này. Bộ phim là câu chuyện kể về đôi vợ chồng nghèo khó bỗng chốc đổi đời với những tình huống cười ra nước mắt.“Lên voi” là bộ phim hài tết được giới thiệu năm 2006 của đạo diễn Phạm Đông Hồng với sự tham gia của nhiều danh hài nổi tiếng như Quang Thắng, Xuân Hinh, Quốc Anh, Minh Hằng, Kim Oanh... Lấy bối cảnh Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20, câu chuyện kể về anh ở đợ tên Ất (Xuân Hinh) vô tình lấy được cô hoa khôi Bắc Kỳ theo ý đồ của cậu chủ Kim Ấm xấu tính (Quang Thắng).Phim "Cả ngố" được đầu tư dàn dựng theo lối cổ trang công phu, nhằm phục dựng bối cảnh, không khí đời sống sinh hoạt nông thôn Việt Nam thời xưa. Cả Ngố (Xuân Bắc) hiền lành, sợ vợ nhưng lại mắc tính “thật thà” thái quá. Cũng bởi tính cách này mà Cả Ngố luôn bị cuốn vào những tình huống oái oăm, dở khóc dở cười trong cuộc sống hàng ngày.Quan trường trường quan (2015) là bộ phim có nội dung xuay quanh con đường quan trường của ba anh học trò: một anh nhà nghèo sáng dạ (Xuân Bắc), một anh nhà giàu nhiều mưu mô (Tự Long) và một anh học trò ba phải (Trung Hiếu).Nhiều người vẫn còn nhớ như in về bối cảnh là những ngôi nhà đậm chất miền Bắc trong bộ phim "Người lịch sự" được phát hành năm 2008.Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học "Chí Phèo" của Nam Cao, phim "Giấc mơ Chí Phèo" được xây dựng theo lối hài hước, dí dỏm nhưng vô cùng sâu sắc.Lý Toét xử kiện là một tiểu phẩm trào phúng nhằm châm biếm thói hách dịch, lọc lừa, tham lam, ngu muội, bất chấp luân thường đạo lý của một kẻ hành nghề pháp lý dởm. Tiểu phẩm mang đến cho khán giả những phút giây thư giãn với những tình huống hài hước cùng thông điệp ý nghĩa sâu sắc. (Ảnh: Facebook)
Khi sự phát triển của internet cũng như mạng xã hội chưa mạnh mẽ như bây giờ, thì những bộ phim hài được thu đĩa CD, DVD là vô cùng phổ biến. Nhiều bộ phim được "cày đi cày lại" đến nỗi người xem thuộc luôn cả thoại.
Thời ấy, nhà nào sưu tầm được 1 chồng băng đĩa hài là “oách xà lách” nhất cả xóm. Cái khoảnh khắc sướng rơn nhất là khi cho băng đĩa vào đầu và màn hình TV bắt đầu hiện khúc intro quen thuộc có hình ảnh mặt trời ló rạng kèm dòng chữ TLVa (Thăng Long Audio Visual).
Cũng nhờ loạt phim hài này mà loạt tên tuổi đã có chỗ đứng nhất định trong làng hài Việt.
Thầy rởm là bọ phim hài được phát hành năm 2005, bộ phim được sản xuất dựa theo cốt truyện dân gian, mang sắc thái xã hội Việt Nam xưa, nhằm châm biếm những người đàn ông vốn thuộc tầng lớp có vai vế trong các làng quê xưa, họ dốt nát, ít tài nhưng lại thích tỏ vẻ ta đây, hám ăn, hám gái...
Bộ phim "Chôn nhời" vỡi những lời thoại sâu cay, phê phán nhiều thói hư tật xấu của xã hội đương đại.
Phim "Không hề biết giận" với sự tham gia của những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc như Xuân Bắc, Tự Long.
Đĩa hài "Tiền ơi" được phát hành năm 2008, Xuân Bắc và Vân Dung đóng vai vợ chồng nhà Sùng trong bộ phim này. Bộ phim là câu chuyện kể về đôi vợ chồng nghèo khó bỗng chốc đổi đời với những tình huống cười ra nước mắt.
“Lên voi” là bộ phim hài tết được giới thiệu năm 2006 của đạo diễn Phạm Đông Hồng với sự tham gia của nhiều danh hài nổi tiếng như Quang Thắng, Xuân Hinh, Quốc Anh, Minh Hằng, Kim Oanh... Lấy bối cảnh Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20, câu chuyện kể về anh ở đợ tên Ất (Xuân Hinh) vô tình lấy được cô hoa khôi Bắc Kỳ theo ý đồ của cậu chủ Kim Ấm xấu tính (Quang Thắng).
Phim "Cả ngố" được đầu tư dàn dựng theo lối cổ trang công phu, nhằm phục dựng bối cảnh, không khí đời sống sinh hoạt nông thôn Việt Nam thời xưa. Cả Ngố (Xuân Bắc) hiền lành, sợ vợ nhưng lại mắc tính “thật thà” thái quá. Cũng bởi tính cách này mà Cả Ngố luôn bị cuốn vào những tình huống oái oăm, dở khóc dở cười trong cuộc sống hàng ngày.
Quan trường trường quan (2015) là bộ phim có nội dung xuay quanh con đường quan trường của ba anh học trò: một anh nhà nghèo sáng dạ (Xuân Bắc), một anh nhà giàu nhiều mưu mô (Tự Long) và một anh học trò ba phải (Trung Hiếu).
Nhiều người vẫn còn nhớ như in về bối cảnh là những ngôi nhà đậm chất miền Bắc trong bộ phim "Người lịch sự" được phát hành năm 2008.
Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học "Chí Phèo" của Nam Cao, phim "Giấc mơ Chí Phèo" được xây dựng theo lối hài hước, dí dỏm nhưng vô cùng sâu sắc.
Lý Toét xử kiện là một tiểu phẩm trào phúng nhằm châm biếm thói hách dịch, lọc lừa, tham lam, ngu muội, bất chấp luân thường đạo lý của một kẻ hành nghề pháp lý dởm. Tiểu phẩm mang đến cho khán giả những phút giây thư giãn với những tình huống hài hước cùng thông điệp ý nghĩa sâu sắc. (Ảnh: Facebook)