Phan Vũ Linh là họa sĩ tạo hình viễn tưởng. Anh từng tốt nghiệp ngành Thiết kế tạo hình giải trí, Học viện Nghệ thuật San Francisco, Mỹ. Sau khi về Việt Nam, Linh muốn đem môn học này nhân rộng cho giới trẻ - những người yêu thích nghệ thuật tạo hình viễn tưởng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.Chàng họa sĩ đã lập ra nhóm CineMagic, tập hợp nhiều bạn trẻ yêu thích bộ môn này. Ban đầu nhóm có 6 thành viên, phân chia công việc mỗi người phụ trách cụ thể từng mảng như áo giáp, vũ khí, tạo hình viễn tưởng, hóa trang đặc biệt, sản xuất khuôn mẫu, cơ khí chế tạo...Công đoạn đầu tiên là lên bản vẽ ý tưởng mô hình đơn giản như mặt nạ, đầu tượng... Thông thường, Linh mất khoảng một tiếng để hoàn thiện một mẫu phác thảo.Đối với những mô hình phức tạp hơn, anh có thể phải làm mất vài ngày. Nhóm đang thiết kế mô hình kinh dị khủng long cao 4 m và có hệ thống điều khiển để di chuyển được. Sau khi tác giả có được bản vẽ phác thảo nhân vật, anh sẽ tạo hình khuôn.Do cần mặt bằng rộng nên nhóm phải về nhà một thành viên ở Trảng Bom (Đồng Nai) làm, cách TP.HCM 80 km.Linh tiết lộ tạo hình là công đoạn rất quan trọng. Mô hình sau khi hoàn thiện phải khớp với khuôn mặt của người sử dụng, để các biểu cảm có thể linh hoạt như thật. Vật liệu thường được dùng là đất sét.Ngọc Tài - thành viên nhóm - cho biết sau khi khuôn đúc hoàn chỉnh, họ sẽ dùng silicon tạo mặt nạ, vẽ họa tiết bằng màu để tạo thần thái sống động cho nhân vật.Mặt nạ sau khi đổ khuôn sẽ qua những công đoạn xử lý nhỏ như gọt, sửa, đắp bổ sung... để hoàn thiện phần thô.Sơn màu là phần quan trọng nhất để nhân vật sinh động như thật. Thông thường, các mẫu thiết kế được thực hiện trước bằng hình ảnh 3D trên máy tính.Linh thực hiện phủ sơn một gương mặt quái vật do anh tự nghĩ ra mẫu. Anh cho biết việc khó nhất là làm sao để mô hình trên máy và ngoài đời giống hệt nhau.Nhóm mặc trang phục và đội mô hình cho một thành viên thử nghiệm.Mơ ước của nhóm là được hợp tác cùng các đoàn làm phim Việt Nam, góp phần làm ra những tác phẩm với công nghệ tạo hình chuyên nghiệp.Không chỉ dừng ở các mặt nạ, mô hình tĩnh, nhóm còn thiết kế hệ thống chuyển động cho nhân vật. Ngọc Tín - phụ trách cơ khí - tiết lộ nhóm sẽ cho ra mắt một con khủng long có chiều cao 4 m, dài 7 m, được lắp cả hệ thống vận hành để di chuyển trong thời gian tới.
Phan Vũ Linh là họa sĩ tạo hình viễn tưởng. Anh từng tốt nghiệp ngành Thiết kế tạo hình giải trí, Học viện Nghệ thuật San Francisco, Mỹ. Sau khi về Việt Nam, Linh muốn đem môn học này nhân rộng cho giới trẻ - những người yêu thích nghệ thuật tạo hình viễn tưởng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
Chàng họa sĩ đã lập ra nhóm CineMagic, tập hợp nhiều bạn trẻ yêu thích bộ môn này. Ban đầu nhóm có 6 thành viên, phân chia công việc mỗi người phụ trách cụ thể từng mảng như áo giáp, vũ khí, tạo hình viễn tưởng, hóa trang đặc biệt, sản xuất khuôn mẫu, cơ khí chế tạo...
Công đoạn đầu tiên là lên bản vẽ ý tưởng mô hình đơn giản như mặt nạ, đầu tượng... Thông thường, Linh mất khoảng một tiếng để hoàn thiện một mẫu phác thảo.
Đối với những mô hình phức tạp hơn, anh có thể phải làm mất vài ngày. Nhóm đang thiết kế mô hình kinh dị khủng long cao 4 m và có hệ thống điều khiển để di chuyển được. Sau khi tác giả có được bản vẽ phác thảo nhân vật, anh sẽ tạo hình khuôn.
Do cần mặt bằng rộng nên nhóm phải về nhà một thành viên ở Trảng Bom (Đồng Nai) làm, cách TP.HCM 80 km.
Linh tiết lộ tạo hình là công đoạn rất quan trọng. Mô hình sau khi hoàn thiện phải khớp với khuôn mặt của người sử dụng, để các biểu cảm có thể linh hoạt như thật. Vật liệu thường được dùng là đất sét.
Ngọc Tài - thành viên nhóm - cho biết sau khi khuôn đúc hoàn chỉnh, họ sẽ dùng silicon tạo mặt nạ, vẽ họa tiết bằng màu để tạo thần thái sống động cho nhân vật.
Mặt nạ sau khi đổ khuôn sẽ qua những công đoạn xử lý nhỏ như gọt, sửa, đắp bổ sung... để hoàn thiện phần thô.
Sơn màu là phần quan trọng nhất để nhân vật sinh động như thật. Thông thường, các mẫu thiết kế được thực hiện trước bằng hình ảnh 3D trên máy tính.
Linh thực hiện phủ sơn một gương mặt quái vật do anh tự nghĩ ra mẫu. Anh cho biết việc khó nhất là làm sao để mô hình trên máy và ngoài đời giống hệt nhau.
Nhóm mặc trang phục và đội mô hình cho một thành viên thử nghiệm.
Mơ ước của nhóm là được hợp tác cùng các đoàn làm phim Việt Nam, góp phần làm ra những tác phẩm với công nghệ tạo hình chuyên nghiệp.
Không chỉ dừng ở các mặt nạ, mô hình tĩnh, nhóm còn thiết kế hệ thống chuyển động cho nhân vật. Ngọc Tín - phụ trách cơ khí - tiết lộ nhóm sẽ cho ra mắt một con khủng long có chiều cao 4 m, dài 7 m, được lắp cả hệ thống vận hành để di chuyển trong thời gian tới.