Những ngày cận Tết, nhiều tiệm làm móng bắt đầu đông đúc từ sáng sớm đến tối muộn. Nhiều khách tìm "đỏ mắt" mới có tiệm nhận vì nhu cầu làm đẹp đang quá tải.Dịp cuối năm, nhiều dự án cần phải hoàn thành, công việc bộn bề khiến nhiều chị em không có thời gian để đi sắm sửa quần áo, tân trang sắc đẹp cho bản thân.Để có một bộ mi, móng tay mới đón Tết, hội chị em phải đặt lịch trước cả tuần. "Những cơ sở làm đẹp thời điểm này sẽ rất đông khách nên tôi phải đặt lịch thật sớm tránh chờ đợi và cũng để tiện sắp xếp công việc. Bây giờ phải tranh thủ từng giây từ phút", Kim Dung (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.Chị Nguyễn Hồng Vân (28 tuổi, Hà Nội) cũng cho hay năm nào đi làm móng đón Tết chị cũng phải đặt lịch trước gần 2 tuần. Tuy nhiên tại cửa hàng chị đặt lịch, lượng khách quá tải nên dù đến đúng hẹn chị vẫn phải ngồi đợi thêm ít nhất 30 - 40 phút mới đến lượt.Tương tự, các tiệm làm tóc cũng phải "chạy" hết công suất mới kịp với nhu cầu khách hàng. Anh Lê Văn Khánh Linh (Quận 3), khách hàng tại một tiệm làm tóc chia sẻ, khi đi làm tóc dịp Tết này cần chấp nhận chờ lâu.Ngoài thời gian, chi phí mà chị em bỏ ra cho việc làm đẹp cũng nhiều không kém. Nhiều người chia sẻ, số tiền chi cho việc mua quần áo, làm tóc, sửa móng, nối mi... tốn khoảng 1/4 khoản thưởng Tết.Khách chờ đợi để được phục vụ thì các chủ quán cũng mệt mỏi để làm việc.Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, chị Mai Hà (Tân Lạc, Hòa Bình) - một chủ tiệm móng, mi tại quận Cầu Giấy phải làm việc liên tục từ 8h đến 23h. Theo chị Hà, đây là thời gian cửa hàng của chị chạy đua vào mùa "hốt bạc". Lượng khách tăng gấp 3 lần so với những ngày thường, doanh thu của cửa hàng theo đó cũng tăng gấp 3 lần."Khách hàng của tôi là khách quen, ít khách vãng lai. Tuy nhiên, vào thời gian khoảng 2 tháng trước Tết Nguyên đán, khách muốn đến làm móng, mi phải gọi điện để đặt lịch ít nhất 3 ngày. Còn khách muốn làm những ngày 25 đến 29 Tết Âm lịch thì phải đặt trước 1 tuần", chị Hà cho hay.Cửa hàng của chị Hà quy mô nhỏ, chỉ có 1 chủ và một nhân viên nên không thể nhận nhiều khách liên tục. Những ngày này, chị Hà cũng không thể nhận khách yêu cầu làm tại nhà.
Những ngày cận Tết, nhiều tiệm làm móng bắt đầu đông đúc từ sáng sớm đến tối muộn. Nhiều khách tìm "đỏ mắt" mới có tiệm nhận vì nhu cầu làm đẹp đang quá tải.
Dịp cuối năm, nhiều dự án cần phải hoàn thành, công việc bộn bề khiến nhiều chị em không có thời gian để đi sắm sửa quần áo, tân trang sắc đẹp cho bản thân.
Để có một bộ mi, móng tay mới đón Tết, hội chị em phải đặt lịch trước cả tuần. "Những cơ sở làm đẹp thời điểm này sẽ rất đông khách nên tôi phải đặt lịch thật sớm tránh chờ đợi và cũng để tiện sắp xếp công việc. Bây giờ phải tranh thủ từng giây từ phút", Kim Dung (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.
Chị Nguyễn Hồng Vân (28 tuổi, Hà Nội) cũng cho hay năm nào đi làm móng đón Tết chị cũng phải đặt lịch trước gần 2 tuần. Tuy nhiên tại cửa hàng chị đặt lịch, lượng khách quá tải nên dù đến đúng hẹn chị vẫn phải ngồi đợi thêm ít nhất 30 - 40 phút mới đến lượt.
Tương tự, các tiệm làm tóc cũng phải "chạy" hết công suất mới kịp với nhu cầu khách hàng. Anh Lê Văn Khánh Linh (Quận 3), khách hàng tại một tiệm làm tóc chia sẻ, khi đi làm tóc dịp Tết này cần chấp nhận chờ lâu.
Ngoài thời gian, chi phí mà chị em bỏ ra cho việc làm đẹp cũng nhiều không kém. Nhiều người chia sẻ, số tiền chi cho việc mua quần áo, làm tóc, sửa móng, nối mi... tốn khoảng 1/4 khoản thưởng Tết.
Khách chờ đợi để được phục vụ thì các chủ quán cũng mệt mỏi để làm việc.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, chị Mai Hà (Tân Lạc, Hòa Bình) - một chủ tiệm móng, mi tại quận Cầu Giấy phải làm việc liên tục từ 8h đến 23h. Theo chị Hà, đây là thời gian cửa hàng của chị chạy đua vào mùa "hốt bạc". Lượng khách tăng gấp 3 lần so với những ngày thường, doanh thu của cửa hàng theo đó cũng tăng gấp 3 lần.
"Khách hàng của tôi là khách quen, ít khách vãng lai. Tuy nhiên, vào thời gian khoảng 2 tháng trước Tết Nguyên đán, khách muốn đến làm móng, mi phải gọi điện để đặt lịch ít nhất 3 ngày. Còn khách muốn làm những ngày 25 đến 29 Tết Âm lịch thì phải đặt trước 1 tuần", chị Hà cho hay.
Cửa hàng của chị Hà quy mô nhỏ, chỉ có 1 chủ và một nhân viên nên không thể nhận nhiều khách liên tục. Những ngày này, chị Hà cũng không thể nhận khách yêu cầu làm tại nhà.