Những ngày qua, chợ Đông, khu chợ truyền thống nổi tiếng nhất xứ Huế đã trở thành “điểm nóng” đối với các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh “tự sướng”.Hiện nay, chợ Đông Ba đang dần trở thành một chợ truyền thống thân thiện, không nói thách, không chặt chém, tiểu thương mặc áo dài, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự và hướng tới áp dựng chuyển đổi số,… Nhằm chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn 2024, Ban Quản lý chợ Đông Ba đã trang hoàng ngôi chợ trở nên lung linh, đa màu sắc, đặc biệt là linh vật rồng ở ngay trước cổng chính của chợ. Chính sự chuyển mình đầy màu sắc Tết đó đã biến chợ Đông Ba thành điểm đến tham quan, chụp ảnh được đông đảo bạn trẻ lựa chọn. Thậm chí, cả du khách nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những bức hình đẹp làm kỷ niệm. Chợ Đông Ba đã nhộn nhịp càng trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn với phong trào chụp ảnh cùng áo dài của các bạn trẻ. Theo lãnh đạo TP Huế, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thành phố sẽ tổ chức Festival “Tết Huế” 2024 nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống Huế; tái hiện, quảng bá một số hoạt động của người dân Huế đón tết cổ truyền dân tộc, ẩm thực Huế và đặc sản địa phương ngày tết. Ở phía Tây Nam thành phố Huế, người dân và du khách cũng dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tham quan du lịch - văn hoá để chụp ảnh với áo dài, trong đó có làng hương Thuỷ Xuân. Những năm trở lại đây, người dân nơi đây vừa giữ gìn nghề truyền thống vừa kết hợp làm du lịch, cách làm mới này đã giúp nhiều hộ tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Dịp cận Tết Nguyên đán, làng hương Thuỷ Xuân càng trở nên rực rỡ sắc màu với mai, đào, đèn lồng trang trí cùng sắc xanh - đỏ của hương trầm. Nằm ngay bên cạnh làng hương Thuỷ Xuân là đồi Vọng Cảnh, nơi đã được xem là khu du lịch sinh thái đặc biệt, phong cảnh được liệt vào hàng danh thắng của xứ Huế. Ngày nay, đồi Vọng Cảnh là nơi được nhiều người lựa chọn để đưa gia đình, bạn bè cùng đến xả hơi sau một tuần học tập, làm việc căng thẳng.Năm 1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá và môi trường, cảnh quan khu vực tây nam thành phố Huế, trong đó có đồi Vọng Cảnh. Đầu thập niên 2000, Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã đầu tư nhiều công sức để phủ xanh ngọn đồi. Nhiều cây thông đã được trồng và nay thông đã phủ kín, làm xanh mát cả quả đồi.Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ triển khai xây dựng lối đi theo các đường mòn đã có đến khu vực bến thuyền bằng đá granite tự nhiên; lắp đặt lan can bảo vệ đường lên từ điểm ngắm cảnh ở bãi bồi; xây dựng điểm ngắm cảnh ở bãi bồi, tường chắn, chòi nghỉ, đồng thời tháo dỡ chòi canh kết hợp phòng cháy chữa cháy hiện trạng và xây dựng lại chòi canh, phòng cháy chữa cháy kết hợp khu vệ sinh và điểm ngắm cảnh, hệ thống điện chiếu sáng. Dự kiến, DA triển khai trong 2 năm, 2023- 2024.Tại khu vực trung tâm của đồi Vọng Cảnh, một tháp ngắm cảnh với mà “Tím Huế” đang trong giai đoạn hoàn thành, hứa hẹn sẽ là điểm check-in được nhiều người háo hức chờ đợi, nhất là dịp Tết cổ truyền sắp đến.Sáng Chủ nhật, dưới tán những gốc thông cổ thụ trên đồi Vọng Cảnh, Hồ Văn Phung (SN 2004, sinh viên năm 2 Trường Đại học Nông Lâm Huế) cùng nhóm bạn cùng là sinh viên người Vân Kiều đến từ 2 huyện vùng cao Đakrông và Hướng Hoá (Quảng Trị) say xưa đàn, hát các bài hát đang thịnh hành của giới trẻ hiện nay.Ngay phía tả ngạn đồi Vọng Cảnh, người dân làng ở đây đã tận dụng được cảnh đẹp do đất trời ban tặng để “thiết lập” ra một khu check - in miễn chê bên bờ sông Hương. Những ngày vừa qua, thời tiết tại Huế không mưa, nắng nhẹ nên điểm tham quan, chụp ảnh này đã thu hút rất nhiều người tìm đến, nhất là các bạn trẻ. Dễ dàng nhận ra sự cuốn hút của ngôi làng bên bờ thượng nguồn sông Hương, một không gian thư giãn tuyệt vời vào dịp cuối tuần và lại nằm cách trung tâm TP Huế không xa.
Những ngày qua, chợ Đông, khu chợ truyền thống nổi tiếng nhất xứ Huế đã trở thành “điểm nóng” đối với các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh “tự sướng”.
Hiện nay, chợ Đông Ba đang dần trở thành một chợ truyền thống thân thiện, không nói thách, không chặt chém, tiểu thương mặc áo dài, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự và hướng tới áp dựng chuyển đổi số,…
Nhằm chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn 2024, Ban Quản lý chợ Đông Ba đã trang hoàng ngôi chợ trở nên lung linh, đa màu sắc, đặc biệt là linh vật rồng ở ngay trước cổng chính của chợ. Chính sự chuyển mình đầy màu sắc Tết đó đã biến chợ Đông Ba thành điểm đến tham quan, chụp ảnh được đông đảo bạn trẻ lựa chọn. Thậm chí, cả du khách nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những bức hình đẹp làm kỷ niệm.
Chợ Đông Ba đã nhộn nhịp càng trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn với phong trào chụp ảnh cùng áo dài của các bạn trẻ.
Theo lãnh đạo TP Huế, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thành phố sẽ tổ chức Festival “Tết Huế” 2024 nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống Huế; tái hiện, quảng bá một số hoạt động của người dân Huế đón tết cổ truyền dân tộc, ẩm thực Huế và đặc sản địa phương ngày tết.
Ở phía Tây Nam thành phố Huế, người dân và du khách cũng dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tham quan du lịch - văn hoá để chụp ảnh với áo dài, trong đó có làng hương Thuỷ Xuân. Những năm trở lại đây, người dân nơi đây vừa giữ gìn nghề truyền thống vừa kết hợp làm du lịch, cách làm mới này đã giúp nhiều hộ tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình.
Dịp cận Tết Nguyên đán, làng hương Thuỷ Xuân càng trở nên rực rỡ sắc màu với mai, đào, đèn lồng trang trí cùng sắc xanh - đỏ của hương trầm.
Nằm ngay bên cạnh làng hương Thuỷ Xuân là đồi Vọng Cảnh, nơi đã được xem là khu du lịch sinh thái đặc biệt, phong cảnh được liệt vào hàng danh thắng của xứ Huế. Ngày nay, đồi Vọng Cảnh là nơi được nhiều người lựa chọn để đưa gia đình, bạn bè cùng đến xả hơi sau một tuần học tập, làm việc căng thẳng.
Năm 1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá và môi trường, cảnh quan khu vực tây nam thành phố Huế, trong đó có đồi Vọng Cảnh. Đầu thập niên 2000, Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã đầu tư nhiều công sức để phủ xanh ngọn đồi. Nhiều cây thông đã được trồng và nay thông đã phủ kín, làm xanh mát cả quả đồi.
Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ triển khai xây dựng lối đi theo các đường mòn đã có đến khu vực bến thuyền bằng đá granite tự nhiên; lắp đặt lan can bảo vệ đường lên từ điểm ngắm cảnh ở bãi bồi; xây dựng điểm ngắm cảnh ở bãi bồi, tường chắn, chòi nghỉ, đồng thời tháo dỡ chòi canh kết hợp phòng cháy chữa cháy hiện trạng và xây dựng lại chòi canh, phòng cháy chữa cháy kết hợp khu vệ sinh và điểm ngắm cảnh, hệ thống điện chiếu sáng. Dự kiến, DA triển khai trong 2 năm, 2023- 2024.
Tại khu vực trung tâm của đồi Vọng Cảnh, một tháp ngắm cảnh với mà “Tím Huế” đang trong giai đoạn hoàn thành, hứa hẹn sẽ là điểm check-in được nhiều người háo hức chờ đợi, nhất là dịp Tết cổ truyền sắp đến.
Sáng Chủ nhật, dưới tán những gốc thông cổ thụ trên đồi Vọng Cảnh, Hồ Văn Phung (SN 2004, sinh viên năm 2 Trường Đại học Nông Lâm Huế) cùng nhóm bạn cùng là sinh viên người Vân Kiều đến từ 2 huyện vùng cao Đakrông và Hướng Hoá (Quảng Trị) say xưa đàn, hát các bài hát đang thịnh hành của giới trẻ hiện nay.
Ngay phía tả ngạn đồi Vọng Cảnh, người dân làng ở đây đã tận dụng được cảnh đẹp do đất trời ban tặng để “thiết lập” ra một khu check - in miễn chê bên bờ sông Hương. Những ngày vừa qua, thời tiết tại Huế không mưa, nắng nhẹ nên điểm tham quan, chụp ảnh này đã thu hút rất nhiều người tìm đến, nhất là các bạn trẻ.
Dễ dàng nhận ra sự cuốn hút của ngôi làng bên bờ thượng nguồn sông Hương, một không gian thư giãn tuyệt vời vào dịp cuối tuần và lại nằm cách trung tâm TP Huế không xa.