1. Đốt pháo. Dù lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành trên cả nước và áp dụng từ rất lâu, nhưng cho đến nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe thấy tiếng pháo nổ do một bộ phận thanh niên chơi liều.Pháo nổ nhập lậu được tuồn về các miền quê, kích thích nhiều thanh niên " hoài niệm Tết xưa" theo kiểu bất chấp pháp luật.2. Bẻ cây, hái lộc xuân. Hình ảnh thanh niên tranh nhau trèo lên cây trồng ở nơi công cộng bẻ hết cành lá trong đêm giao thừa để tượng trưng cho việc "hái lộc" từ lâu đã gây nhiều bức xúc."Lộc" chẳng thấy đâu, chỉ thấy cảnh quan trên đường phố bị tàn phá nặng nề do các cây trồng xơ xác chỉ sau một đêm giao thừa. Một số bạn trẻ còn bẻ cây, bẻ cành và để đem bán lại cho người khác kiếm tiền lời.3. Nhậu nhẹt. Đây gần như là "công việc" không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Các bạn trẻ có thể tụ tập nhau ăn uống, liên hoan đầu năm vui vẻ, lành mạnh... nhưng những bữa tiệc này có thể bị biến tướng thành những buổi nhậu sát phạt là điều rất dễ xảy ra.4. Cờ bạc. Ham vui, nhiều bạn trẻ dễ dàng sa đà vào những sới cờ bạc tự phát ở các khu dân cư trong dịp Tết. Hành động vi phạm pháp luật này dễ bị các cơ quan chức năng sờ gáy.Việc chơi bài không sát phạt, không tiền cược sẽ giúp những ngày Tết, gặp gỡ bạn bè của giới trẻ trở nên vui vẻ hơn. Nhưng ranh giới giữa bài và bạc thường rất nhỏ, các bạn trẻ nên tự ý thức được việc chơi của mình để không làm mất đi ý nghĩa của những ngày Tết.Hành động thể hiện ý thức kém, sự vô tư quá đà của một bộ phận giới trẻ. Hành động này vừa làm xấu đi cảnh quan chốn nghiêm trang, vừa tạo sự phản cảm với người xung quanh.
1. Đốt pháo. Dù lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành trên cả nước và áp dụng từ rất lâu, nhưng cho đến nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe thấy tiếng pháo nổ do một bộ phận thanh niên chơi liều.
Pháo nổ nhập lậu được tuồn về các miền quê, kích thích nhiều thanh niên " hoài niệm Tết xưa" theo kiểu bất chấp pháp luật.
2. Bẻ cây, hái lộc xuân. Hình ảnh thanh niên tranh nhau trèo lên cây trồng ở nơi công cộng bẻ hết cành lá trong đêm giao thừa để tượng trưng cho việc "hái lộc" từ lâu đã gây nhiều bức xúc.
"Lộc" chẳng thấy đâu, chỉ thấy cảnh quan trên đường phố bị tàn phá nặng nề do các cây trồng xơ xác chỉ sau một đêm giao thừa. Một số bạn trẻ còn bẻ cây, bẻ cành và để đem bán lại cho người khác kiếm tiền lời.
3. Nhậu nhẹt. Đây gần như là "công việc" không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Các bạn trẻ có thể tụ tập nhau ăn uống, liên hoan đầu năm vui vẻ, lành mạnh... nhưng những bữa tiệc này có thể bị biến tướng thành những buổi nhậu sát phạt là điều rất dễ xảy ra.
4. Cờ bạc. Ham vui, nhiều bạn trẻ dễ dàng sa đà vào những sới cờ bạc tự phát ở các khu dân cư trong dịp Tết. Hành động vi phạm pháp luật này dễ bị các cơ quan chức năng sờ gáy.
Việc chơi bài không sát phạt, không tiền cược sẽ giúp những ngày Tết, gặp gỡ bạn bè của giới trẻ trở nên vui vẻ hơn. Nhưng ranh giới giữa bài và bạc thường rất nhỏ, các bạn trẻ nên tự ý thức được việc chơi của mình để không làm mất đi ý nghĩa của những ngày Tết.
Hành động thể hiện ý thức kém, sự vô tư quá đà của một bộ phận giới trẻ. Hành động này vừa làm xấu đi cảnh quan chốn nghiêm trang, vừa tạo sự phản cảm với người xung quanh.