Những ngày vừa qua, dân mạng nhắc rất nhiều đến việc một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (TP HCM) tự tử từ tầng 4 của khu nội trú và trước khi đi học sinh này có để lại bức thư tuyệt mệnh nói rằng "sự giải thoát" của mình là do không chịu được áp lực học tập, vì điểm số. Cũng từ đó, dân mạng đặt ra câu hỏi "Liệu thực sau hàng loạt vụ học sinh tự tử gần đây, giới trẻ đang còn được sống đúng với lứa tuổi của mình?"Học sinh tự tử vì áp lực học tập là điều không hiếm ở trên thế giới, đặc biệt là các đất nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản bởi sự yêu cầu quá cao từ câu chuyện mưu sinh về sau. Đơn cử như việc nếu không học sẽ không có chỗ đứng trong xã hội và sẽ phải sống trong cảnh nghèo khó. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong số nước có áp lực học hành dẫn đến việc rối loạn về sức khỏe và tâm thần hàng đầu thế giới.Nếu nhìn vào lịch học của một học sinh từ tiểu học cho tới THPT, nhiều người phải lắc đầu ngao ngán. Trong khi bố mẹ đi làm chỉ có 8 tiếng/ ngày đã mệt "bở hơi tai" nhưng con cái thì đi học từ tinh mơ sáng đến khi đỏ đen mới về tới nhà. Mọi thứ sinh hoạt của các em học sinh đều chỉ mở mức "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" bởi lịch học đang chờ đón không chỉ ở trường mà còn tại các lớp học thêm, ngoại khóa.Phân tích sâu xa về vấn nạn học sinh tự tử gia tăng thời gian qua sau áp lực học tập trên trường lớp để các thầy, các cô có thành tích, có thi đua thì còn có trách nhiệm từ áp lực từ gia đình. nhiều bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Khi trẻ không đạt được như kỳ vọng thì quay sang trách móc, mắng mỏ khiến trẻ bị sốc tâm lý, buồn bực, trầm cảm lâu dần không giải tỏa được đã tìm đến cái chết.Theo ý kiến của nhiều dân mạng, sau khi xâu chuỗi những vụ tự tử của học sinh gần đây, điểm chung dễ nhận thấy là phần lớn các em đều trong độ tuổi dậy thì, ở giai đoạn bất ổn khủng hoảng về tâm lý nên có cái tôi quá lớn, dễ hành động theo cảm xúc và luôn muốn tự khẳng định mình, dám làm mọi việc mà không nghĩ tới hậu quả.Ngoài ra, ở độ tuổi dậy thì, các bạn học sinh có xu hướng hướng nội nhiều hơn, ít chia sẻ với người khác, chưa có đủ kỹ năng để chống chọi, đối phó, vượt qua những áp lực trong học tập, trong các mối quan hệ tình cảm cũng có thể dẫn tới việc làm thiếu suy nghĩ.Ngoài ra, nhiều vụ tự tử của học sinh giờ còn liên quan đến việc bị ảnh hưởng xấu bởi phim ảnh và internet không lành mạnh.Đã từng có rất nhiều hội thảo, cuộc đàm thoại nói về vấn đề áp lực của học sinh, đã đề ra các phương thức giải quyết như gia đình và nhà trường cần giảm áp lực về học tập cho trẻ, tạo ra những chỗ dựa tâm lý cho các em để kịp thời chia sẻ, giúp các em tháo gỡ kịp thời những biến cố trong học tập, cuộc sống. Tuy nhiên, nói là vậy nhưng thực hiện trong thực tế thì chưa hề hiệu quả và có phần còn làm tình trạng xấu đi hơn nhiều.Ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tâm lý học đường. Thầy cô cần có thái độ tôn trọng học sinh chứ không nên áp đặt cũng là một phương hướng giúp giảm tình trạng học sinh tự tử vì áp lực. Bởi các em ở lứa tuổi vị thành niên dù thể chất đã tương đối ổn định nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý nên khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, áp lực học tập, sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực.Hy vọng rằng trong thời gian tới, các nhà quản lý giáo dục và các bậc phụ huynh hãy trả lại tuổi thơ một cách đúng nghĩa cho học sinh và để họ có thể thoải mái sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ của mình.Phần thay đổi không chỉ giúp học sinh giảm tải được gánh nặng mà còn làm hạn chế tối thiểu vụ việc tự tử đau lòng của những đứa trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.Mời quý độc giả xem clip Nam sinh tự tử vì áp lực học tập? - Nguồn: VTC1
Những ngày vừa qua, dân mạng nhắc rất nhiều đến việc một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (TP HCM) tự tử từ tầng 4 của khu nội trú và trước khi đi học sinh này có để lại bức thư tuyệt mệnh nói rằng "sự giải thoát" của mình là do không chịu được áp lực học tập, vì điểm số. Cũng từ đó, dân mạng đặt ra câu hỏi "Liệu thực sau hàng loạt vụ học sinh tự tử gần đây, giới trẻ đang còn được sống đúng với lứa tuổi của mình?"
Học sinh tự tử vì áp lực học tập là điều không hiếm ở trên thế giới, đặc biệt là các đất nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản bởi sự yêu cầu quá cao từ câu chuyện mưu sinh về sau. Đơn cử như việc nếu không học sẽ không có chỗ đứng trong xã hội và sẽ phải sống trong cảnh nghèo khó. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong số nước có áp lực học hành dẫn đến việc rối loạn về sức khỏe và tâm thần hàng đầu thế giới.
Nếu nhìn vào lịch học của một học sinh từ tiểu học cho tới THPT, nhiều người phải lắc đầu ngao ngán. Trong khi bố mẹ đi làm chỉ có 8 tiếng/ ngày đã mệt "bở hơi tai" nhưng con cái thì đi học từ tinh mơ sáng đến khi đỏ đen mới về tới nhà. Mọi thứ sinh hoạt của các em học sinh đều chỉ mở mức "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" bởi lịch học đang chờ đón không chỉ ở trường mà còn tại các lớp học thêm, ngoại khóa.
Phân tích sâu xa về vấn nạn học sinh tự tử gia tăng thời gian qua sau áp lực học tập trên trường lớp để các thầy, các cô có thành tích, có thi đua thì còn có trách nhiệm từ áp lực từ gia đình. nhiều bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Khi trẻ không đạt được như kỳ vọng thì quay sang trách móc, mắng mỏ khiến trẻ bị sốc tâm lý, buồn bực, trầm cảm lâu dần không giải tỏa được đã tìm đến cái chết.
Theo ý kiến của nhiều dân mạng, sau khi xâu chuỗi những vụ tự tử của học sinh gần đây, điểm chung dễ nhận thấy là phần lớn các em đều trong độ tuổi dậy thì, ở giai đoạn bất ổn khủng hoảng về tâm lý nên có cái tôi quá lớn, dễ hành động theo cảm xúc và luôn muốn tự khẳng định mình, dám làm mọi việc mà không nghĩ tới hậu quả.
Ngoài ra, ở độ tuổi dậy thì, các bạn học sinh có xu hướng hướng nội nhiều hơn, ít chia sẻ với người khác, chưa có đủ kỹ năng để chống chọi, đối phó, vượt qua những áp lực trong học tập, trong các mối quan hệ tình cảm cũng có thể dẫn tới việc làm thiếu suy nghĩ.
Ngoài ra, nhiều vụ tự tử của học sinh giờ còn liên quan đến việc bị ảnh hưởng xấu bởi phim ảnh và internet không lành mạnh.
Đã từng có rất nhiều hội thảo, cuộc đàm thoại nói về vấn đề áp lực của học sinh, đã đề ra các phương thức giải quyết như gia đình và nhà trường cần giảm áp lực về học tập cho trẻ, tạo ra những chỗ dựa tâm lý cho các em để kịp thời chia sẻ, giúp các em tháo gỡ kịp thời những biến cố trong học tập, cuộc sống. Tuy nhiên, nói là vậy nhưng thực hiện trong thực tế thì chưa hề hiệu quả và có phần còn làm tình trạng xấu đi hơn nhiều.
Ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tâm lý học đường. Thầy cô cần có thái độ tôn trọng học sinh chứ không nên áp đặt cũng là một phương hướng giúp giảm tình trạng học sinh tự tử vì áp lực. Bởi các em ở lứa tuổi vị thành niên dù thể chất đã tương đối ổn định nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý nên khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, áp lực học tập, sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực.
Hy vọng rằng trong thời gian tới, các nhà quản lý giáo dục và các bậc phụ huynh hãy trả lại tuổi thơ một cách đúng nghĩa cho học sinh và để họ có thể thoải mái sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ của mình.
Phần thay đổi không chỉ giúp học sinh giảm tải được gánh nặng mà còn làm hạn chế tối thiểu vụ việc tự tử đau lòng của những đứa trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Mời quý độc giả xem clip Nam sinh tự tử vì áp lực học tập? - Nguồn: VTC1