Lễ hội âm nhạc điện tử (EDM) là điều không còn xa lạ gì với giới trẻ thế giới khi các tuần lễ âm nhạc cực lớn như Tommorrow Land hay Electric Daisy Carnival thường xuyên diễn ra và thu hút trăm ngàn người đến tham dự. Còn ở Việt Nam, chỉ vài năm trở lại đây những tuần lễ âm nhạc điện tử mới trở nên thịnh hành, các chương trình như Countdown cuối năm diễn ra.Cũng giống như ở Việt Nam, những bữa tiệc âm nhạc điện tử này thu hút giới trẻ bởi nhiều yếu tố. Ở đó, người tham dự sẽ được tận hưởng không gian âm nhạc sôi động, hiện đại với sự xuất hiện của nhiều DJ, ca sĩ nổi tiếng. Chưa hết, đó còn là nơi để người tham dự thể hiện cá tính của mình.Những lễ hội âm nhạc EDM không chỉ là mà các bạn trẻ nơi hòa mình vào âm nhạc, ánh sáng, mà còn được xem như bữa tiệc thời trang. Bởi trang phục tham dự hoàn toàn tự do và không theo phong cách bắt buộc nào cả. Người tham dự có thể ăn mặc một cách sexy hay bất thường, kỳ dị và mọi thứ đều được chấp nhận.Tuy nhiên, nhiều bữa tiệc EDM bị biến thành nơi “dung túng” cho sự phát triển của một số tệ nạn xã hội của một bộ phận bạn trẻ, trong đó có chất kích thích. Điều này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà nhiều quốc gia từng tổ chức những đại nhạc hội EDM đã từng phải đối mặt.Theo tìm hiểu, một số quốc gia từng tổ chức những đại nhạc hội EDM trên thế giới như Mỹ hay Canada đã phải kiểm tra người tham dự về chất kích thích trong cơ thể. Quy trình đó sẽ được thực hiện bởi DanceSafe - một tổ chức phi chính phủ ra đời năm 1998. Nhiệm vụ của tổ chức này là ngăn chặn, cũng như giảm thiểu những tác hại gây ra cho raver.Tuy nhiên, hành động kiểm tra chất kích trên khiến nhiều người tẩy chay các đại nhạc hội âm nhạc và nó bị bãi bỏ, sau đó được thay đổi thành việc đặt bàn trước cổng các lễ hội và cung cấp thông tin, tác hại của các loại chất gây nghiện.Một trong những xu hướng của lễ hội âm nhạc đang nổi lên trên thế giới gần đây là "âm nhạc im lặng". Lễ hội âm nhạc dạng này diễn ra một cách “im lặng”. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy một đám đông lắc lư theo nhạc cùng những ánh đèn rực rỡ từ phía sân khấu, còn người tham gia sẽ được phát tai nghe.Nghe qua có vẻ rất lạ thường nhưng cách tổ chức lễ hội này giúp giảm được tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà vẫn không ảnh hưởng trải nghiệm của người tham dự.Rất nhiều người khi nghe về hình thức tổ chức đại nhạc hội "im lặng" thì cho rằng nó là những bữa tiệc ngớ ngẩn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, họ đều cảm thấy hài lòng, thậm chí thích thú sau khi thử qua loại hình này.Một điểm thú vị của loại hình lễ hội âm nhạc "im lặng" là những chiếc tai nghe được kết nối với nguồn thông qua radio. Như thế, người nghe hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý muốn và có nhiều sự lựa chọn hơn. Ví dụ, nếu DJ bắt đầu một bài rap và bạn không thích điều đó, thì hoàn toàn có thể chuyển qua một kênh khác.
Lễ hội âm nhạc điện tử (EDM) là điều không còn xa lạ gì với giới trẻ thế giới khi các tuần lễ âm nhạc cực lớn như Tommorrow Land hay Electric Daisy Carnival thường xuyên diễn ra và thu hút trăm ngàn người đến tham dự. Còn ở Việt Nam, chỉ vài năm trở lại đây những tuần lễ âm nhạc điện tử mới trở nên thịnh hành, các chương trình như Countdown cuối năm diễn ra.
Cũng giống như ở Việt Nam, những bữa tiệc âm nhạc điện tử này thu hút giới trẻ bởi nhiều yếu tố. Ở đó, người tham dự sẽ được tận hưởng không gian âm nhạc sôi động, hiện đại với sự xuất hiện của nhiều DJ, ca sĩ nổi tiếng. Chưa hết, đó còn là nơi để người tham dự thể hiện cá tính của mình.
Những lễ hội âm nhạc EDM không chỉ là mà các bạn trẻ nơi hòa mình vào âm nhạc, ánh sáng, mà còn được xem như bữa tiệc thời trang. Bởi trang phục tham dự hoàn toàn tự do và không theo phong cách bắt buộc nào cả. Người tham dự có thể ăn mặc một cách sexy hay bất thường, kỳ dị và mọi thứ đều được chấp nhận.
Tuy nhiên, nhiều bữa tiệc EDM bị biến thành nơi “dung túng” cho sự phát triển của một số tệ nạn xã hội của một bộ phận bạn trẻ, trong đó có chất kích thích. Điều này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà nhiều quốc gia từng tổ chức những đại nhạc hội EDM đã từng phải đối mặt.
Theo tìm hiểu, một số quốc gia từng tổ chức những đại nhạc hội EDM trên thế giới như Mỹ hay Canada đã phải kiểm tra người tham dự về chất kích thích trong cơ thể. Quy trình đó sẽ được thực hiện bởi DanceSafe - một tổ chức phi chính phủ ra đời năm 1998. Nhiệm vụ của tổ chức này là ngăn chặn, cũng như giảm thiểu những tác hại gây ra cho raver.
Tuy nhiên, hành động kiểm tra chất kích trên khiến nhiều người tẩy chay các đại nhạc hội âm nhạc và nó bị bãi bỏ, sau đó được thay đổi thành việc đặt bàn trước cổng các lễ hội và cung cấp thông tin, tác hại của các loại chất gây nghiện.
Một trong những xu hướng của lễ hội âm nhạc đang nổi lên trên thế giới gần đây là "âm nhạc im lặng". Lễ hội âm nhạc dạng này diễn ra một cách “im lặng”. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy một đám đông lắc lư theo nhạc cùng những ánh đèn rực rỡ từ phía sân khấu, còn người tham gia sẽ được phát tai nghe.
Nghe qua có vẻ rất lạ thường nhưng cách tổ chức lễ hội này giúp giảm được tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà vẫn không ảnh hưởng trải nghiệm của người tham dự.
Rất nhiều người khi nghe về hình thức tổ chức đại nhạc hội "im lặng" thì cho rằng nó là những bữa tiệc ngớ ngẩn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, họ đều cảm thấy hài lòng, thậm chí thích thú sau khi thử qua loại hình này.
Một điểm thú vị của loại hình lễ hội âm nhạc "im lặng" là những chiếc tai nghe được kết nối với nguồn thông qua radio. Như thế, người nghe hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý muốn và có nhiều sự lựa chọn hơn. Ví dụ, nếu DJ bắt đầu một bài rap và bạn không thích điều đó, thì hoàn toàn có thể chuyển qua một kênh khác.