Sau trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Australia, công nghệ VAR lại một lần nữa trở thành tâm điểm bàn tán. Tình huống xuất hiện ở phút 27, sau những cú dứt điểm liên tiếp của Nguyễn Phong Hồng Duy, một cầu thủ đội khách để bóng chạm tay trong vòng cấm địa.Sau tình huống làm chậm, trọng tài chính Abdulrahman Al-Jassim (Qatar) có cuộc trao đổi thông tin với đội ngũ trọng tài công nghệ VAR (các trợ lý trọng tài video), trước khi thổi còi tạm dừng trận đấu để ra xem lại video quay chậm.Sau ít phút xem lại tình huống, ông Al-Jassim đưa ra quyết định không có phạt đền cho tuyển Việt Nam và Australia được hưởng cú phát bóngViệc không được hưởng phạt đền trong tình huống trên là mang lại sự tiếc nuối cho đội tuyển Việt Nam. Thầy trò HLV Park Hang-seo đã nhập cuộc tốt và có những phút thi đấu hay trước đối thủ được đánh giá cao hơn.Sau khi quyết định của trọng tài Al-Jassim được đưa ra, rất nhiều chuyên gia bóng đá đã vào cuộc vào phân tích lại tình huống khi công nghệ VAR vào cuộc.Cụ thể, trưởng Ban trọng tài VFF - ông Dương Văn Hiền đưa ra ý kiến: "Trong các góc quay của VAR, tôi nhận thấy một góc, cánh tay của cầu thủ Australia có thể đã để phình ra hơi to. Vì vậy, trọng tài có thể cho Việt Nam phạt đền..Rõ ràng, đây là tình huống tranh cãi, bóng chắc chắn đã chạm tay thì tổ VAR mới gọi trọng tài chính ra để xem đi xem lại. Tuy nhiên, những tình huống này, theo luật, do trọng tài chính quyết định. Vì thế, ông ấy có thể thổi phạt đền hoặc không". Ông Dương Văn Hiền cho biết thêm."Phạt đền" vốn rất nhạy cảm với đội tuyển Việt Nam. Bởi hôm 2/6, các học trò HLV Park Hang Seo thua ngược Ả Rập Xê-út vì nhận đến hai quả 11m.Trong đó, tình huống đầu tiên, do bóng chạm tay Đỗ Duy Mạnh đầu hiệp hai, có tính bước ngoặt.Ở vòng loại thứ hai, đội tuyển Việt Nam cũng chịu đến ba quả phạt đền trước Thái Lan, Malaysia và UAE, trở thành đội tuyển chịu nhiều quả phạt đền nhất trong số 12 đội lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 - khu vực châu Á.Mời quý độc giả xem video: Đội tuyển Việt Nam bị từ chối phạt đền vì công nghệ VAR - Nguồn: FPT
Sau trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Australia, công nghệ VAR lại một lần nữa trở thành tâm điểm bàn tán. Tình huống xuất hiện ở phút 27, sau những cú dứt điểm liên tiếp của Nguyễn Phong Hồng Duy, một cầu thủ đội khách để bóng chạm tay trong vòng cấm địa.
Sau tình huống làm chậm, trọng tài chính Abdulrahman Al-Jassim (Qatar) có cuộc trao đổi thông tin với đội ngũ trọng tài công nghệ VAR (các trợ lý trọng tài video), trước khi thổi còi tạm dừng trận đấu để ra xem lại video quay chậm.
Sau ít phút xem lại tình huống, ông Al-Jassim đưa ra quyết định không có phạt đền cho tuyển Việt Nam và Australia được hưởng cú phát bóng
Việc không được hưởng phạt đền trong tình huống trên là mang lại sự tiếc nuối cho đội tuyển Việt Nam. Thầy trò HLV Park Hang-seo đã nhập cuộc tốt và có những phút thi đấu hay trước đối thủ được đánh giá cao hơn.
Sau khi quyết định của trọng tài Al-Jassim được đưa ra, rất nhiều chuyên gia bóng đá đã vào cuộc vào phân tích lại tình huống khi công nghệ VAR vào cuộc.
Cụ thể, trưởng Ban trọng tài VFF - ông Dương Văn Hiền đưa ra ý kiến: "Trong các góc quay của VAR, tôi nhận thấy một góc, cánh tay của cầu thủ Australia có thể đã để phình ra hơi to. Vì vậy, trọng tài có thể cho Việt Nam phạt đền..
Rõ ràng, đây là tình huống tranh cãi, bóng chắc chắn đã chạm tay thì tổ VAR mới gọi trọng tài chính ra để xem đi xem lại. Tuy nhiên, những tình huống này, theo luật, do trọng tài chính quyết định. Vì thế, ông ấy có thể thổi phạt đền hoặc không". Ông Dương Văn Hiền cho biết thêm.
"Phạt đền" vốn rất nhạy cảm với đội tuyển Việt Nam. Bởi hôm 2/6, các học trò HLV Park Hang Seo thua ngược Ả Rập Xê-út vì nhận đến hai quả 11m.
Trong đó, tình huống đầu tiên, do bóng chạm tay Đỗ Duy Mạnh đầu hiệp hai, có tính bước ngoặt.
Ở vòng loại thứ hai, đội tuyển Việt Nam cũng chịu đến ba quả phạt đền trước Thái Lan, Malaysia và UAE, trở thành đội tuyển chịu nhiều quả phạt đền nhất trong số 12 đội lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 - khu vực châu Á.
Mời quý độc giả xem video: Đội tuyển Việt Nam bị từ chối phạt đền vì công nghệ VAR - Nguồn: FPT