Chuyện tình yêu giữa xuyên lục địa giữa cô gái khuyết tật cùng chàng kỹ sư được nhiều người gọi là chuyện cổ tích giữa đời thực. Đó là câu chuyện giữa Nguyễn Thị Vân (37 tuổi, quê Nghệ An, sống tại Hà Nội) và anh Neil Bowden Laurence (người Australia).Là một cô gái khuyết tật do bệnh teo cơ tủy sống bẩm sinh, Nguyễn Thị Vân chỉ nặng khoảng 18kg và phải ngồi xe lăn từ bé, ảnh hưởng đến cả hô hấp.Thế nhưng sự khiếm khuyết về cơ thể không khiến cô nàng mất đi tinh thần sống và trái tim yêu đương nồng nhiệt. Trước khi quen người chồng hiện tại, chị Vân đã có đến 7 người bạn trai. Cơ duyên của cả 2 bắt đầu khi người đàn ông Australia trong 1 lần lướt mạng xã hội Facebook và tình cờ thấy Facebook của chị Vân. Anh bị thu hút mạnh mẽ bởi hình ảnh cô gái khuyết tật Việt Nam có nụ cười rạng rỡ như phát sáng. Anh gửi lời mời kết bạn và thường xuyên để lại bình luận dưới các bức ảnh của chị Vân.Ở thời điểm quen chị Vân, anh Neil đã ly hôn 15 năm. Lúc đó anh sống khép kín, rất ít bạn bè, niềm vui hàng ngày chỉ đơn thuần là công việc.Chính chị Vân là người truyền sự tích cực, ấm áp cho chàng kỹ sư. Neil hạ quyết tâm chinh phục bằng được cô gái Việt Nam đặc biệt này. Đầu năm 2018, anh quyết định nghỉ việc và bay sang Việt Nam, sống chung với Vân. Khoảng 1 năm sau đó, hai người kết hôn.Kết hôn từ năm 2018, đến nay cả 2 đã có gần 7 năm chung sống, tình yêu của cặp đôi ngày càng bền chặt. Trong cuộc sống gia đình, anh Neil muốn tự mình đảm đương mọi việc nhà thay vì thuê người giúp việc. Anh chăm sóc, phục vụ vợ trong từng việc nhỏ, đưa chị đi khắp nơi.Cuộc sống vợ chồng họ hiếm khi có mâu thuẫn, mà thường là những cuộc tranh luận thuyết phục đối phương theo mình, hoàn thiện nhau hơn.Chị Vân đang là Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống, đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty cổ phần dịch vụ Nghị lực sống (Imagtor) - nơi tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật.Năm 2019, chị được BBC bình chọn là một trong 100 người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới. Không chỉ vậy, chị còn dành được nhiều giải thưởng lớn khác về nghị lực sống phi thường. (Ảnh: FBNV)
Chuyện tình yêu giữa xuyên lục địa giữa cô gái khuyết tật cùng chàng kỹ sư được nhiều người gọi là chuyện cổ tích giữa đời thực. Đó là câu chuyện giữa Nguyễn Thị Vân (37 tuổi, quê Nghệ An, sống tại Hà Nội) và anh Neil Bowden Laurence (người Australia).
Là một cô gái khuyết tật do bệnh teo cơ tủy sống bẩm sinh, Nguyễn Thị Vân chỉ nặng khoảng 18kg và phải ngồi xe lăn từ bé, ảnh hưởng đến cả hô hấp.
Thế nhưng sự khiếm khuyết về cơ thể không khiến cô nàng mất đi tinh thần sống và trái tim yêu đương nồng nhiệt. Trước khi quen người chồng hiện tại, chị Vân đã có đến 7 người bạn trai. Cơ duyên của cả 2 bắt đầu khi người đàn ông Australia trong 1 lần lướt mạng xã hội Facebook và tình cờ thấy Facebook của chị Vân. Anh bị thu hút mạnh mẽ bởi hình ảnh cô gái khuyết tật Việt Nam có nụ cười rạng rỡ như phát sáng. Anh gửi lời mời kết bạn và thường xuyên để lại bình luận dưới các bức ảnh của chị Vân.
Ở thời điểm quen chị Vân, anh Neil đã ly hôn 15 năm. Lúc đó anh sống khép kín, rất ít bạn bè, niềm vui hàng ngày chỉ đơn thuần là công việc.
Chính chị Vân là người truyền sự tích cực, ấm áp cho chàng kỹ sư. Neil hạ quyết tâm chinh phục bằng được cô gái Việt Nam đặc biệt này. Đầu năm 2018, anh quyết định nghỉ việc và bay sang Việt Nam, sống chung với Vân. Khoảng 1 năm sau đó, hai người kết hôn.
Kết hôn từ năm 2018, đến nay cả 2 đã có gần 7 năm chung sống, tình yêu của cặp đôi ngày càng bền chặt. Trong cuộc sống gia đình, anh Neil muốn tự mình đảm đương mọi việc nhà thay vì thuê người giúp việc. Anh chăm sóc, phục vụ vợ trong từng việc nhỏ, đưa chị đi khắp nơi.
Cuộc sống vợ chồng họ hiếm khi có mâu thuẫn, mà thường là những cuộc tranh luận thuyết phục đối phương theo mình, hoàn thiện nhau hơn.
Chị Vân đang là Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống, đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty cổ phần dịch vụ Nghị lực sống (Imagtor) - nơi tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật.
Năm 2019, chị được BBC bình chọn là một trong 100 người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới. Không chỉ vậy, chị còn dành được nhiều giải thưởng lớn khác về nghị lực sống phi thường. (Ảnh: FBNV)