Những ngày vừa qua, dân mạng vô cùng xôn xao với vụ nam sinh lớp 10 tự tử tại trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM). Đặc biệt, sau khi lá thư tuyệt mệnh của nam học sinh trên được công bố thì mọi người mới biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến hành động dại dột này đó chính là áp lực học hành, một vấn đề không còn mới nhưng chưa tìm được cách giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều đất nước lớn trên thế giới.Một câu hỏi được dân mạng đặt ra rằng: "Trường này dạy và học như thế nào khiến học sinh phải dẫn đến hành động trên?".Để trả lời cho câu hỏi này, một cựu học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến niên khóa 2011-2014 đã có bài chia sẻ đầy tâm huyết và nhanh chóng được dân mạng chú ý và đưa ra những bình luận trái chiều.Trong bài chia sẻ của mình, cựu học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến có đại ý rằng đây là ngôi trường đặt nặng vấn đề thành tích và chỉ có học và học mới tồn tại được trong môi trường của trường nội trú liên cấp này."Bạn tưởng học kỳ hè đơn giản và thoải mái, nhưng không. Học kỳ hè ở Nguyễn Khuyến không khác học kỳ chính mỗi năm. Điểm học kỳ thấp, bạn có thể bị đuổi học. Tôi phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa trong một tuần. Chưa hết, số lượng bài tập cũng rất nhiều. Cuối tuần, quản nhiệm sẽ thông báo điểm số, đề ra phương hướng học tập, giúp học sinh có kết quả tốt hơn." cựu học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết.Không chỉ nhắc đến vấn đề áp lực học hành, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến còn miêu tả thêm ngôi trường này với món "kỷ luật thép" chẳng khác gì trại lính."5h sáng, có người gọi tôi dậy tập thể dục, ăn sáng. 6h15 phút, học sinh phải có mặt trên lớp. 11h30 ăn cơm, 13h30 lại tiếp tục học, 18h15 lên lớp học thêm. Bạn được về phòng lúc 22h (nếu học nội trú) nhưng vẫn còn một núi bài tập đang chờ. Mọi thứ chính xác đến từng phút. Mọi hoạt động đều có người giám sát gần như 24/7. Vì môi trường giáo dục khép kín, trường Nguyễn Khuyến cấm yêu, sử dụng điện thoại, đánh nhau và hút thuốc. Bạn tôi thời đó lén đem điện thoại vào sử dụng, bị bắt và bị kỷ luật."Sau khi đọc những dòng miêu tả về cuộc sống bên trong của học sinh nội trú trường THPT Nguyễn Khuyến nhiều dân mạng đã lắc đầu ngao ngán bởi lối kỹ luật chẳng khác gì trại lính của ngôi trường này. Tuy nhiên vẫn có một số ủng hộ lối giáo dục này và đã tạo ra các luồng ý kiến tranh luận khác nhau.Nickname Minh Hòa chia sẻ: "Học sinh là lứa tuổi đẹp nhất để vừa học vừa chơi. Để dung hòa cuộc sống của các bạn trẻ thì bên cạnh những giờ học căng thẳng thì cũng cần phải có giờ giải trí. Nhìn lịch học như trên chỉ muốn chết. Thời gian thở chẳng có nữa là chơi. Cần phải xem xét lại để tránh một lần nữa chuyện tương tự như nam sinh lớp 10 tự tử vì áp lực học hành".Ở chiều ngược lại nickname Thùy Dung chia sẻ rằng: "Mình lại thấy đây là một hình thức quản lý và học tập khá văn minh. Ở các nước tiến bộ như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã áp dụng hình thức này từ lâu và phải trải qua những áp lực này, các bạn học sinh mới trưởng thành được và tránh được những tệ nạn đang đầy rẫy ngoài kia".Mời quý độc giả xem clip Nam sinh tự tử vì áp lực học tập? - Nguồn: VTC1
Những ngày vừa qua, dân mạng vô cùng xôn xao với vụ nam sinh lớp 10 tự tử tại trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM). Đặc biệt, sau khi lá thư tuyệt mệnh của nam học sinh trên được công bố thì mọi người mới biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến hành động dại dột này đó chính là áp lực học hành, một vấn đề không còn mới nhưng chưa tìm được cách giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều đất nước lớn trên thế giới.
Một câu hỏi được dân mạng đặt ra rằng: "Trường này dạy và học như thế nào khiến học sinh phải dẫn đến hành động trên?".
Để trả lời cho câu hỏi này, một cựu học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến niên khóa 2011-2014 đã có bài chia sẻ đầy tâm huyết và nhanh chóng được dân mạng chú ý và đưa ra những bình luận trái chiều.
Trong bài chia sẻ của mình, cựu học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến có đại ý rằng đây là ngôi trường đặt nặng vấn đề thành tích và chỉ có học và học mới tồn tại được trong môi trường của trường nội trú liên cấp này.
"Bạn tưởng học kỳ hè đơn giản và thoải mái, nhưng không. Học kỳ hè ở Nguyễn Khuyến không khác học kỳ chính mỗi năm. Điểm học kỳ thấp, bạn có thể bị đuổi học. Tôi phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa trong một tuần. Chưa hết, số lượng bài tập cũng rất nhiều. Cuối tuần, quản nhiệm sẽ thông báo điểm số, đề ra phương hướng học tập, giúp học sinh có kết quả tốt hơn." cựu học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết.
Không chỉ nhắc đến vấn đề áp lực học hành, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến còn miêu tả thêm ngôi trường này với món "kỷ luật thép" chẳng khác gì trại lính.
"5h sáng, có người gọi tôi dậy tập thể dục, ăn sáng. 6h15 phút, học sinh phải có mặt trên lớp. 11h30 ăn cơm, 13h30 lại tiếp tục học, 18h15 lên lớp học thêm. Bạn được về phòng lúc 22h (nếu học nội trú) nhưng vẫn còn một núi bài tập đang chờ. Mọi thứ chính xác đến từng phút. Mọi hoạt động đều có người giám sát gần như 24/7. Vì môi trường giáo dục khép kín, trường Nguyễn Khuyến cấm yêu, sử dụng điện thoại, đánh nhau và hút thuốc. Bạn tôi thời đó lén đem điện thoại vào sử dụng, bị bắt và bị kỷ luật."
Sau khi đọc những dòng miêu tả về cuộc sống bên trong của học sinh nội trú trường THPT Nguyễn Khuyến nhiều dân mạng đã lắc đầu ngao ngán bởi lối kỹ luật chẳng khác gì trại lính của ngôi trường này. Tuy nhiên vẫn có một số ủng hộ lối giáo dục này và đã tạo ra các luồng ý kiến tranh luận khác nhau.
Nickname Minh Hòa chia sẻ: "Học sinh là lứa tuổi đẹp nhất để vừa học vừa chơi. Để dung hòa cuộc sống của các bạn trẻ thì bên cạnh những giờ học căng thẳng thì cũng cần phải có giờ giải trí. Nhìn lịch học như trên chỉ muốn chết. Thời gian thở chẳng có nữa là chơi. Cần phải xem xét lại để tránh một lần nữa chuyện tương tự như nam sinh lớp 10 tự tử vì áp lực học hành".
Ở chiều ngược lại nickname Thùy Dung chia sẻ rằng: "Mình lại thấy đây là một hình thức quản lý và học tập khá văn minh. Ở các nước tiến bộ như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã áp dụng hình thức này từ lâu và phải trải qua những áp lực này, các bạn học sinh mới trưởng thành được và tránh được những tệ nạn đang đầy rẫy ngoài kia".
Mời quý độc giả xem clip Nam sinh tự tử vì áp lực học tập? - Nguồn: VTC1