Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng được coi là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ, nơi đây đã thôi thúc bước chân của biết bao người có niềm đam mê xê dịch. Tuy nhiên, cung đường để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng được nhận định là khá hiểm trở, đòi hỏi người chinh phục phải có sức khoẻ và bản lĩnh.Chúng tôi khởi hành lúc 6h sáng từ bản Sì Thâu Chải dưới sự hướng dẫn của trưởng bản Lù A Nghi và hai người hỗ trợ mà dân leo núi thường gọi là "Porter".Thời tiết giữa tháng 3 ở Pu Ta Leng hơi se lạnh, men theo con suối, chỉ di chuyển vài trăm mét đã khiến các phượt thủ nóng người.Đoạn đường đầu tiên đi qua khá đơn giản. Tuy nhiên đi được khoảng 2,5km đó mới thực sự là thử thách về thể chất và tinh thần khi đường đi quá nhỏ và gập ghềnh, nhiều đoạn dốc ngược đến nỗi phải bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước, có đoạn chúng tôi phải đi bằng "bốn chi" để vượt qua.Putaleng sở hữu hệ thống thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng. Chúng phát triển tốt tươi, tự nhiên và không hề có dấu hiệu bàn tay con người “xâm nhập trái phép”. Sự hoang sơ đó, khi kết hợp cùng vẻ đẹp núi non trùng điệp hùng vĩ, tạo nên bức tranh Pu Ta Leng vô cùng rực rỡ.Trưởng bản Sì Thâu Chải bên trái cùng Lù A Pao - Porter bên phải kể cho chúng tôi nghe về những loài cây bên đường đồng thời dẫn đường và mang đồ, giúp chúng tôi không phải mang quá nặng. Tuy nhiên cả đoàn ai cũng mệt.Chúng tôi không đếm xuể bao lần phải vượt qua những con dốc dựng đứng, trơn trượt, phải bấm chặt giày xuống đất và tìm cách bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước để vượt qua từng cung đường.Tới điểm dừng chân nghỉ trưa, ngoài những phần thức ăn như xôi, giò,... Mà porter đã chuẩn bị từ trước, chúng tôi còn được các anh mời thưởng thức "cao lương mỹ vị" nơi núi rừng.Từ độ cao 1500m trở lên loài hoa Đỗ quyên đủ màu nở ngập khắp đường đi Pu Ta Leng đã làm nên một bức tranh phong cảnh núi rừng vô cùng hùng vĩ.Càng lên cao, những cây hoa đỗ quyên càng nhiều. Nhìn ra xa bị choáng ngợp trước những cây đỗ quyên mọc san sát, hoa nở bung như mời gọi du khách đến với đỉnh Pu Ta Leng. Vẻ đẹp hoang sơ này đã khắc họa nên một bức tranh Pu Ta Leng không chỉ hùng vĩ mà còn thơ mộng, trữ tình. Khiến những ai đặt chân đến đây đều phải say đắm.Sau cuộc hành trình gần 10 cây số, chúng tôi tới được những lán gỗ dựng giữa rừng để bổ sung nước và đồ ăn nhẹ đồng thời gửi những đồ nặng không cần thiết để có thể di chuyển nhẹ nhàng hơn.Do chọn cung đường 2 ngày 1 đêm, chính vì vậy chúng tôi không có thời gian dài để nghỉ ngơi mà phải tiếp tục di chuyển để kịp lên tới đỉnh ngắm hoàng hôn trước khi mặt trời xuống núi.Tại độ cao 3.049m, chóp đánh dấu đỉnh Pu Ta Leng là đích đến cuối cùng mà bất cứ người leo núi nào cũng mong được chạm vào và chụp ảnh check-in. Trong giây phút ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào, tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc khi đã chinh phục được một trong những đỉnh núi khó nhất Việt Nam.
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng được coi là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ, nơi đây đã thôi thúc bước chân của biết bao người có niềm đam mê xê dịch. Tuy nhiên, cung đường để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng được nhận định là khá hiểm trở, đòi hỏi người chinh phục phải có sức khoẻ và bản lĩnh.
Chúng tôi khởi hành lúc 6h sáng từ bản Sì Thâu Chải dưới sự hướng dẫn của trưởng bản Lù A Nghi và hai người hỗ trợ mà dân leo núi thường gọi là "Porter".
Thời tiết giữa tháng 3 ở Pu Ta Leng hơi se lạnh, men theo con suối, chỉ di chuyển vài trăm mét đã khiến các phượt thủ nóng người.
Đoạn đường đầu tiên đi qua khá đơn giản. Tuy nhiên đi được khoảng 2,5km đó mới thực sự là thử thách về thể chất và tinh thần khi đường đi quá nhỏ và gập ghềnh, nhiều đoạn dốc ngược đến nỗi phải bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước, có đoạn chúng tôi phải đi bằng "bốn chi" để vượt qua.
Putaleng sở hữu hệ thống thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng. Chúng phát triển tốt tươi, tự nhiên và không hề có dấu hiệu bàn tay con người “xâm nhập trái phép”. Sự hoang sơ đó, khi kết hợp cùng vẻ đẹp núi non trùng điệp hùng vĩ, tạo nên bức tranh Pu Ta Leng vô cùng rực rỡ.
Trưởng bản Sì Thâu Chải bên trái cùng Lù A Pao - Porter bên phải kể cho chúng tôi nghe về những loài cây bên đường đồng thời dẫn đường và mang đồ, giúp chúng tôi không phải mang quá nặng. Tuy nhiên cả đoàn ai cũng mệt.
Chúng tôi không đếm xuể bao lần phải vượt qua những con dốc dựng đứng, trơn trượt, phải bấm chặt giày xuống đất và tìm cách bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước để vượt qua từng cung đường.
Tới điểm dừng chân nghỉ trưa, ngoài những phần thức ăn như xôi, giò,... Mà porter đã chuẩn bị từ trước, chúng tôi còn được các anh mời thưởng thức "cao lương mỹ vị" nơi núi rừng.
Từ độ cao 1500m trở lên loài hoa Đỗ quyên đủ màu nở ngập khắp đường đi Pu Ta Leng đã làm nên một bức tranh phong cảnh núi rừng vô cùng hùng vĩ.
Càng lên cao, những cây hoa đỗ quyên càng nhiều. Nhìn ra xa bị choáng ngợp trước những cây đỗ quyên mọc san sát, hoa nở bung như mời gọi du khách đến với đỉnh Pu Ta Leng. Vẻ đẹp hoang sơ này đã khắc họa nên một bức tranh Pu Ta Leng không chỉ hùng vĩ mà còn thơ mộng, trữ tình. Khiến những ai đặt chân đến đây đều phải say đắm.
Sau cuộc hành trình gần 10 cây số, chúng tôi tới được những lán gỗ dựng giữa rừng để bổ sung nước và đồ ăn nhẹ đồng thời gửi những đồ nặng không cần thiết để có thể di chuyển nhẹ nhàng hơn.
Do chọn cung đường 2 ngày 1 đêm, chính vì vậy chúng tôi không có thời gian dài để nghỉ ngơi mà phải tiếp tục di chuyển để kịp lên tới đỉnh ngắm hoàng hôn trước khi mặt trời xuống núi.
Tại độ cao 3.049m, chóp đánh dấu đỉnh Pu Ta Leng là đích đến cuối cùng mà bất cứ người leo núi nào cũng mong được chạm vào và chụp ảnh check-in. Trong giây phút ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào, tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc khi đã chinh phục được một trong những đỉnh núi khó nhất Việt Nam.