Móng Cái là thành phố nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, giáp biên giới Việt – Trung với các hoạt động kinh tế, thương mại biên mậu sôi động. Từ tháng 9/2022, sau khi Quảng Ninh thông tuyến cao tốc xuyên tỉnh, du khách chỉ mất khoảng 3 giờ để đi từ Hà Nội tới Móng Cái và hơn 1 giờ đi từ TP. Hạ Long.Mùa hè năm nay đánh dấu sự khởi sắc trở lại của du lịch Móng Cái, khi chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố biên giới đón và phục vụ khoảng 160.000 lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hành trình của du khách thường bắt đầu từ mũi địa đầu Sa Vĩ, nơi “đặt nét bút đầu tiên vẽ nên hình chữ S - Việt Nam”.Không chỉ thích thú khi ngắm nhìn khu vực vành đai biên giới, check-in biểu tượng “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước”, du khách còn có thể tham quan, tham gia các hoạt động văn hóa, mua sắm sản phẩm OCOP địa phương tại Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ…Bãi biển Trà Cổ dài gần 17km từ mũi Sa Vĩ đến mũi Ngọc là điểm đến “giải nhiệt” ngày hè hấp dẫn, nhờ làn nước xanh mát, hàng dương rì rào ôm trọn bãi cát trắng mịn trải dài. Du khách cũng rất háo hức khi theo thuyền của ngư dân địa phương ra khơi câu mực, nạo vạng…Đến Trà Cổ mỗi dịp cuối tuần, ngoài tắm biển thì du khách có thể thưởng thức ẩm thực với những loại hải sản ngon nức tiếng: ghẹ Trà Cổ, cù kỳ, tôm, mực, sá sùng, sam biển,… Ngoài Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực cách đất liền chỉ khoảng 15 phút đi tàu cũng là nơi sở hữu nhiều bãi tắm hoang sơ đẹp mắt.Dấu ấn nơi địa đầu Tổ quốc còn có mái đình làng biển Trà Cổ. Đình Trà Cổ đã trường tồn từ thế kỷ 15 dưới thời Hậu Lê, thu hút khách tham quan nhờ kiến trúc độc đáo cùng lễ hội truyền thống tôn vinh những người mở đất mỗi dịp 30/5 - 1/6 âm lịch hàng năm.Nhà thờ Trà Cổ được xây dựng từ 1911 vừa hoàn thành trùng tu tiếp tục mở cửa đón khách tham quan. Công trình được đánh giá là một trong những nhà thờ có kiến trúc đẹp tại Việt Nam.Trung tâm thành phố Móng Cái hấp dẫn du khách bởi loạt trải nghiệm độc đáo: mua sắm tại 14 chợ, 4 trung tâm thương mại; thăm đền Xã Tắc, cột mốc quốc gia 1369, cầu hữu nghị Bắc Luân, cầu Ka Long; xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để thăm thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) trong ngày; phố đi bộ Trần Phú, khu ẩm thực mang hương vị Việt – Trung giao thoa…Móng Cái hiện có 4 tuyến, 15 điểm du lịch từ biên giới, biển đảo nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử, tâm linh tới sinh thái, trải nghiệm cộng đồng… Từ trung tâm thành phố, cung đường 341 sẽ đưa các đoàn khách trên hành trình dọc theo dòng sông biên giới trong xanh, núi đồi trùng điệp vùng biên thuỳ.Các xã vùng cao của thành phố sở hữu nhiều “viên ngọc quý” ẩn trong núi rừng. Phình Hồ là một hồ nước tuyệt đẹp tại xã Bắc Sơn với hàng trăm ốc đảo xanh rì soi bóng xuống mặt nước, những cánh rừng già xanh mướt xung quanh…Đây cũng là tiềm năng để Móng Cái tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các điểm đến sinh thái gắn với trải nghiệm văn hoá của các dân tộc bản địa trên tuyến biên giới. Móng Cái đặt mục tiêu đón 1,5 triệu lượt du khách, trong đó có trên 500.000 khách quốc tế trong năm 2023."Địa chỉ đỏ" trên tuyến biên giới thuộc xã Hải Sơn là Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn, nơi các thế hệ về đây kính cẩn thắp nén nhang thơm trước Đài tưởng niệm và cùng cúi đầu, lắng nghe khúc tráng ca về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để chủ quyền đất nước được vẹn toàn.Hải Sơn cũng là điểm đến ấn tượng với Lễ hội hoa sim, bản “bích hoạ” của người Dao với những bức tranh tường rực rỡ, những sản vật núi rừng… khép lại hành trình khám phá thành phố vùng biên cương Đông Bắc trong dịp hè này.
Móng Cái là thành phố nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, giáp biên giới Việt – Trung với các hoạt động kinh tế, thương mại biên mậu sôi động. Từ tháng 9/2022, sau khi Quảng Ninh thông tuyến cao tốc xuyên tỉnh, du khách chỉ mất khoảng 3 giờ để đi từ Hà Nội tới Móng Cái và hơn 1 giờ đi từ TP. Hạ Long.
Mùa hè năm nay đánh dấu sự khởi sắc trở lại của du lịch Móng Cái, khi chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố biên giới đón và phục vụ khoảng 160.000 lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hành trình của du khách thường bắt đầu từ mũi địa đầu Sa Vĩ, nơi “đặt nét bút đầu tiên vẽ nên hình chữ S - Việt Nam”.
Không chỉ thích thú khi ngắm nhìn khu vực vành đai biên giới, check-in biểu tượng “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước”, du khách còn có thể tham quan, tham gia các hoạt động văn hóa, mua sắm sản phẩm OCOP địa phương tại Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ…
Bãi biển Trà Cổ dài gần 17km từ mũi Sa Vĩ đến mũi Ngọc là điểm đến “giải nhiệt” ngày hè hấp dẫn, nhờ làn nước xanh mát, hàng dương rì rào ôm trọn bãi cát trắng mịn trải dài. Du khách cũng rất háo hức khi theo thuyền của ngư dân địa phương ra khơi câu mực, nạo vạng…
Đến Trà Cổ mỗi dịp cuối tuần, ngoài tắm biển thì du khách có thể thưởng thức ẩm thực với những loại hải sản ngon nức tiếng: ghẹ Trà Cổ, cù kỳ, tôm, mực, sá sùng, sam biển,… Ngoài Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực cách đất liền chỉ khoảng 15 phút đi tàu cũng là nơi sở hữu nhiều bãi tắm hoang sơ đẹp mắt.
Dấu ấn nơi địa đầu Tổ quốc còn có mái đình làng biển Trà Cổ. Đình Trà Cổ đã trường tồn từ thế kỷ 15 dưới thời Hậu Lê, thu hút khách tham quan nhờ kiến trúc độc đáo cùng lễ hội truyền thống tôn vinh những người mở đất mỗi dịp 30/5 - 1/6 âm lịch hàng năm.
Nhà thờ Trà Cổ được xây dựng từ 1911 vừa hoàn thành trùng tu tiếp tục mở cửa đón khách tham quan. Công trình được đánh giá là một trong những nhà thờ có kiến trúc đẹp tại Việt Nam.
Trung tâm thành phố Móng Cái hấp dẫn du khách bởi loạt trải nghiệm độc đáo: mua sắm tại 14 chợ, 4 trung tâm thương mại; thăm đền Xã Tắc, cột mốc quốc gia 1369, cầu hữu nghị Bắc Luân, cầu Ka Long; xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để thăm thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) trong ngày; phố đi bộ Trần Phú, khu ẩm thực mang hương vị Việt – Trung giao thoa…
Móng Cái hiện có 4 tuyến, 15 điểm du lịch từ biên giới, biển đảo nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử, tâm linh tới sinh thái, trải nghiệm cộng đồng… Từ trung tâm thành phố, cung đường 341 sẽ đưa các đoàn khách trên hành trình dọc theo dòng sông biên giới trong xanh, núi đồi trùng điệp vùng biên thuỳ.
Các xã vùng cao của thành phố sở hữu nhiều “viên ngọc quý” ẩn trong núi rừng. Phình Hồ là một hồ nước tuyệt đẹp tại xã Bắc Sơn với hàng trăm ốc đảo xanh rì soi bóng xuống mặt nước, những cánh rừng già xanh mướt xung quanh…
Đây cũng là tiềm năng để Móng Cái tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các điểm đến sinh thái gắn với trải nghiệm văn hoá của các dân tộc bản địa trên tuyến biên giới. Móng Cái đặt mục tiêu đón 1,5 triệu lượt du khách, trong đó có trên 500.000 khách quốc tế trong năm 2023.
"Địa chỉ đỏ" trên tuyến biên giới thuộc xã Hải Sơn là Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn, nơi các thế hệ về đây kính cẩn thắp nén nhang thơm trước Đài tưởng niệm và cùng cúi đầu, lắng nghe khúc tráng ca về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để chủ quyền đất nước được vẹn toàn.
Hải Sơn cũng là điểm đến ấn tượng với Lễ hội hoa sim, bản “bích hoạ” của người Dao với những bức tranh tường rực rỡ, những sản vật núi rừng… khép lại hành trình khám phá thành phố vùng biên cương Đông Bắc trong dịp hè này.