33 tuổi, làm công tác xã hội cho một tổ chức phi chính phủ ở Italy, Rietro luôn cảm thấy bị mất phương hướng trong cuộc sống, và mọi thứ xung quanh trở nên bế tắc. Thời gian đó, anh tình cờ đọc được cuốn sách “In Vespa - Da Roma a Saigon” (“Vespa du ký - từ Roma đến Saigon”) của một phượt thủ cách đây 25 năm. Như có một điều gì đó thôi thúc, anh bỏ việc để bắt đầu một hành trình mới.Để chuẩn bị cho chuyến đi dài hơi này, Rietro Porro đã tham gia những buổi đào tạo, học thêm kỹ năng về sửa chữa xe máy mà theo anh, đây là sự chuẩn bị quan trọng nhất cho cuộc hành trình đi xe máy từ Italy đến Việt Nam. Hiện anh ở Hà Nội.Tháng 7/2016, tại kinh đô thời trang của thế giới, Rietro Porro cùng một người bạn đồng hành bắt đầu hành trình du kí của mình.Chiếc xe máy sử dụng cho hành trình là LML Star 125 phiên bản động cơ 2 thì, đời 2009. Thời điểm Pietro mua lại chiếc xe vào năm 2014, chiếc xe mới vận hành được 9.000 km. Sau 10 tháng, con số đó là 40.000 km.Về kinh phí để trang trải cho chuyến đi, anh chia sẻ: “Ban đầu tôi và người bạn đồng hành thực hiện các buổi biểu diễn âm nhạc để gây quỹ. Từ Ấn Độ, khi chỉ còn một mình, tôi tiếp tục hành trình bằng việc kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ từ các tổ chức cộng đồng và những nhà tài trợ từ một số hãng cơ khí, xe cộ”.Đôi lúc, anh cũng nhận được sự ủng hộ về trang phục, thiết bị của những người bạn và những con người nơi anh đã đặt chân tới. Ảnh: NVCCAnh viết nhật ký để ghi lại những gì đã trải qua sau một ngày, với dự định viết một cuốn sách về chuyến đi này.Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trên chặng đường đi, anh tâm sự: “Xe máy của tôi liên tục gặp vấn đề khi ở Iran. Lúc đó chân tôi cũng bị đau nên không thể tiếp tục di chuyển. Tôi phải ở đó 2 tuần trong khi điều kiện không cho phép”.“Sau đó, tôi cũng rời được Iran để đến Pakistan. Xung quanh tôi luôn có lính vũ trang lăm lăm khẩu súng trên tay, không khí cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm. Chuyện xe cộ, sức khỏe, tiền bạc khiến tôi trở nên thực sự mệt mỏi. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc, mà luôn luôn động viên bản thân phải tiến về phía trước”.“Trải qua hành trình 10 tháng rong ruổi trên các cung đường, điều ý nghĩa nhất tôi nhận được là khi gặp khó khăn thì không nên nghĩ về nó, mà phải tìm cách để vượt qua”. Ảnh: NVCCSau khi trải qua rất nhiều việc, phải tự mình giải quyết nhiều tình huống, Rietro hy vọng mọi thứ từ nay sẽ dễ thở hơn. Chuyến đi khiến anh có thêm niềm tin vào cuộc sống.Nói về một vài điểm khác biệt so với cuốn sách của 25 năm trước, anh cho biết: “Tôi thấy sự liên kết giữa con người với con người không được như trước đây. Tôi thấy mọi người trong quán cà phê thường cắm mặt vào điện thoại và ít giao tiếp. Tuy nhiên với thời buổi công nghệ hiện nay, chuyến đi của tôi thành công một phần nhờ sự trợ giúp từ mạng di động, GPS, điều mà 25 năm trước không thể có được”.Suy nghĩ tích cực thì mọi thứ trở nên tích cực hơn, đây là điều mà chàng trai đến từ đất nước hình chiếc giày luôn tâm niệm.Anh đặt chân đến Việt Nam vào ngày 10/5 và gần như đã hoàn thành hành trình.Sắp tới, anh sẽ đi đến TP.HCM, thực hiện nốt những chặng đường cuối cùng trong hành trình "In Vespa - Da Roma a Saigon".
33 tuổi, làm công tác xã hội cho một tổ chức phi chính phủ ở Italy, Rietro luôn cảm thấy bị mất phương hướng trong cuộc sống, và mọi thứ xung quanh trở nên bế tắc. Thời gian đó, anh tình cờ đọc được cuốn sách “In Vespa - Da Roma a Saigon” (“Vespa du ký - từ Roma đến Saigon”) của một phượt thủ cách đây 25 năm. Như có một điều gì đó thôi thúc, anh bỏ việc để bắt đầu một hành trình mới.
Để chuẩn bị cho chuyến đi dài hơi này, Rietro Porro đã tham gia những buổi đào tạo, học thêm kỹ năng về sửa chữa xe máy mà theo anh, đây là sự chuẩn bị quan trọng nhất cho cuộc hành trình đi xe máy từ Italy đến Việt Nam. Hiện anh ở Hà Nội.
Tháng 7/2016, tại kinh đô thời trang của thế giới, Rietro Porro cùng một người bạn đồng hành bắt đầu hành trình du kí của mình.
Chiếc xe máy sử dụng cho hành trình là LML Star 125 phiên bản động cơ 2 thì, đời 2009. Thời điểm Pietro mua lại chiếc xe vào năm 2014, chiếc xe mới vận hành được 9.000 km. Sau 10 tháng, con số đó là 40.000 km.
Về kinh phí để trang trải cho chuyến đi, anh chia sẻ: “Ban đầu tôi và người bạn đồng hành thực hiện các buổi biểu diễn âm nhạc để gây quỹ. Từ Ấn Độ, khi chỉ còn một mình, tôi tiếp tục hành trình bằng việc kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ từ các tổ chức cộng đồng và những nhà tài trợ từ một số hãng cơ khí, xe cộ”.
Đôi lúc, anh cũng nhận được sự ủng hộ về trang phục, thiết bị của những người bạn và những con người nơi anh đã đặt chân tới. Ảnh: NVCC
Anh viết nhật ký để ghi lại những gì đã trải qua sau một ngày, với dự định viết một cuốn sách về chuyến đi này.
Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trên chặng đường đi, anh tâm sự: “Xe máy của tôi liên tục gặp vấn đề khi ở Iran. Lúc đó chân tôi cũng bị đau nên không thể tiếp tục di chuyển. Tôi phải ở đó 2 tuần trong khi điều kiện không cho phép”.
“Sau đó, tôi cũng rời được Iran để đến Pakistan. Xung quanh tôi luôn có lính vũ trang lăm lăm khẩu súng trên tay, không khí cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm. Chuyện xe cộ, sức khỏe, tiền bạc khiến tôi trở nên thực sự mệt mỏi. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc, mà luôn luôn động viên bản thân phải tiến về phía trước”.
“Trải qua hành trình 10 tháng rong ruổi trên các cung đường, điều ý nghĩa nhất tôi nhận được là khi gặp khó khăn thì không nên nghĩ về nó, mà phải tìm cách để vượt qua”. Ảnh: NVCC
Sau khi trải qua rất nhiều việc, phải tự mình giải quyết nhiều tình huống, Rietro hy vọng mọi thứ từ nay sẽ dễ thở hơn. Chuyến đi khiến anh có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Nói về một vài điểm khác biệt so với cuốn sách của 25 năm trước, anh cho biết: “Tôi thấy sự liên kết giữa con người với con người không được như trước đây. Tôi thấy mọi người trong quán cà phê thường cắm mặt vào điện thoại và ít giao tiếp. Tuy nhiên với thời buổi công nghệ hiện nay, chuyến đi của tôi thành công một phần nhờ sự trợ giúp từ mạng di động, GPS, điều mà 25 năm trước không thể có được”.
Suy nghĩ tích cực thì mọi thứ trở nên tích cực hơn, đây là điều mà chàng trai đến từ đất nước hình chiếc giày luôn tâm niệm.
Anh đặt chân đến Việt Nam vào ngày 10/5 và gần như đã hoàn thành hành trình.
Sắp tới, anh sẽ đi đến TP.HCM, thực hiện nốt những chặng đường cuối cùng trong hành trình "In Vespa - Da Roma a Saigon".