Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 100km, đồi dứa Tam Điệp (thuộc nông trại Đồng Giao, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) là điểm check-in được giới trẻ yêu thích, đặc biệt dịp đầu năm, sau những chuyến du xuân tới Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, hang Múa,… của vùng cố đô (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).Dứa là đặc sản nổi tiếng ở Tam Điệp, được trồng với số lượng lớn tại đây. Riêng ở nông trại Đồng Giao rộng gần 5.500 ha, diện tích trồng dứa chiếm tới 60% diện tích cây ăn quả. Đây cũng là một trong những cánh đồng dứa lớn nhất miền Bắc với 1500 hộ chuyên trồng và thu hoạch dứa. Sản lượng dứa mỗi năm có thể đạt 30.000 - 35.000 tấn. (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).Những giống dứa ở Tam Điệp có đặc trưng là quả to, vị ngọt đậm, thơm và mọng nước. Ngoài ăn quả, dứa còn được sử dụng làm nước uống đóng chai tiện lợi, chỉ có tại mảnh đất cố đô. Dứa được trồng tại đây cũng là loại nông sản có mặt trong Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).Theo người dân địa phương, mùa dứa Tam Điệp bắt đầu vào tháng 4 và chín rộ từ khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên, dứa có quanh năm nên ngoài khoảng thời gian trên, du khách vẫn có thể ghé thăm nơi đây vào bất kỳ thời điểm nào và mang về loạt ảnh đẹp (Ảnh: Hương Đinh).Dịp đầu năm, khoảng tháng 1, tháng 2, du khách tới check-in ở đồi dứa Tam Điệp sẽ được hòa mình vào không gian tràn ngập sắc xanh, tận hưởng bầu không khí trong lành, dễ chịu. Những người nông dân trồng dứa ở đây tiết lộ, màu xanh của những khóm dứa phụ thuộc vào từng giai đoạn tăng trưởng của dứa. Lá dứa xanh và đẹp nhất ở thời điểm dứa kết quả và gần vụ thu hoạch (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).Ghé thăm đồi dứa Tam Điệp mùng 5 Tết Quý Mão 2023, Bùi Ngọc Lâm (SN 1998, ở Hà Nội) lần đầu đặt chân tới đây không khỏi ngỡ ngàng với khung cảnh tuyệt đẹp. Lâm cho biết, khu vực này không có địa điểm cụ thể, du khách nên đi theo hướng dẫn của Google Maps. Đường tới đây tuy nhỏ nhưng khá dễ đi và dễ tìm, cách trung tâm TP. Ninh Bình chừng 20km (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).“Mình đến đây khi cánh đồng dứa vẫn còn xanh, tuy nhiên cũng lác đác một số quả chín. Có cô đang hái dứa, thấy chúng mình chụp hình nên cho một quả làm quả”, Lâm thích thú kể (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).Chàng trai trẻ cho biết, du khách được chụp hình miễn phí ở cánh đồng dứa. Tuy nhiên, đây là nông trại tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân nên du khách tới tham quan cần lưu ý không ngắt cây bẻ cành, không giẫm đạp lên các bụi dứa và giữ gìn cảnh quan chung (Ảnh: Kiều Phương Dung).Để có những bức hình đẹp ở cánh đồng dứa Tam Điệp, du khách nên ghé buổi sáng hoặc chiều tà, tránh lúc nắng gắt và diện trang phục có tông màu nổi bật. Ngoài ra, đây là địa điểm tham quan ngoài trời nên bạn hãy nhớ chuẩn bị kem chống nắng hoặc mặc quần, áo dài để không bị xước da khi di chuyển, chụp ảnh quanh các đồi dứa. Cạnh các cánh đồng dứa còn có chòi canh, cây xanh tỏa bóng mát, du khách có thể chọn làm chỗ dừng chân nghỉ ngơi hay chụp hình tùy thích (Ảnh: Ngọc Ánh).
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 100km, đồi dứa Tam Điệp (thuộc nông trại Đồng Giao, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) là điểm check-in được giới trẻ yêu thích, đặc biệt dịp đầu năm, sau những chuyến du xuân tới Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, hang Múa,… của vùng cố đô (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
Dứa là đặc sản nổi tiếng ở Tam Điệp, được trồng với số lượng lớn tại đây. Riêng ở nông trại Đồng Giao rộng gần 5.500 ha, diện tích trồng dứa chiếm tới 60% diện tích cây ăn quả. Đây cũng là một trong những cánh đồng dứa lớn nhất miền Bắc với 1500 hộ chuyên trồng và thu hoạch dứa. Sản lượng dứa mỗi năm có thể đạt 30.000 - 35.000 tấn. (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
Những giống dứa ở Tam Điệp có đặc trưng là quả to, vị ngọt đậm, thơm và mọng nước. Ngoài ăn quả, dứa còn được sử dụng làm nước uống đóng chai tiện lợi, chỉ có tại mảnh đất cố đô. Dứa được trồng tại đây cũng là loại nông sản có mặt trong Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
Theo người dân địa phương, mùa dứa Tam Điệp bắt đầu vào tháng 4 và chín rộ từ khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên, dứa có quanh năm nên ngoài khoảng thời gian trên, du khách vẫn có thể ghé thăm nơi đây vào bất kỳ thời điểm nào và mang về loạt ảnh đẹp (Ảnh: Hương Đinh).
Dịp đầu năm, khoảng tháng 1, tháng 2, du khách tới check-in ở đồi dứa Tam Điệp sẽ được hòa mình vào không gian tràn ngập sắc xanh, tận hưởng bầu không khí trong lành, dễ chịu. Những người nông dân trồng dứa ở đây tiết lộ, màu xanh của những khóm dứa phụ thuộc vào từng giai đoạn tăng trưởng của dứa. Lá dứa xanh và đẹp nhất ở thời điểm dứa kết quả và gần vụ thu hoạch (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
Ghé thăm đồi dứa Tam Điệp mùng 5 Tết Quý Mão 2023, Bùi Ngọc Lâm (SN 1998, ở Hà Nội) lần đầu đặt chân tới đây không khỏi ngỡ ngàng với khung cảnh tuyệt đẹp. Lâm cho biết, khu vực này không có địa điểm cụ thể, du khách nên đi theo hướng dẫn của Google Maps. Đường tới đây tuy nhỏ nhưng khá dễ đi và dễ tìm, cách trung tâm TP. Ninh Bình chừng 20km (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
“Mình đến đây khi cánh đồng dứa vẫn còn xanh, tuy nhiên cũng lác đác một số quả chín. Có cô đang hái dứa, thấy chúng mình chụp hình nên cho một quả làm quả”, Lâm thích thú kể (Ảnh: Bùi Ngọc Lâm).
Chàng trai trẻ cho biết, du khách được chụp hình miễn phí ở cánh đồng dứa. Tuy nhiên, đây là nông trại tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân nên du khách tới tham quan cần lưu ý không ngắt cây bẻ cành, không giẫm đạp lên các bụi dứa và giữ gìn cảnh quan chung (Ảnh: Kiều Phương Dung).
Để có những bức hình đẹp ở cánh đồng dứa Tam Điệp, du khách nên ghé buổi sáng hoặc chiều tà, tránh lúc nắng gắt và diện trang phục có tông màu nổi bật. Ngoài ra, đây là địa điểm tham quan ngoài trời nên bạn hãy nhớ chuẩn bị kem chống nắng hoặc mặc quần, áo dài để không bị xước da khi di chuyển, chụp ảnh quanh các đồi dứa. Cạnh các cánh đồng dứa còn có chòi canh, cây xanh tỏa bóng mát, du khách có thể chọn làm chỗ dừng chân nghỉ ngơi hay chụp hình tùy thích (Ảnh: Ngọc Ánh).