Câu chuyện đi ăn cỗ lấy phần mang về không còn mới nhưng mỗi lần lên sóng nó lại trở thành chủ đề bàn luận cực nóng. Người thì cho rằng đó là phong tục tốt đẹp, các bà, các mẹ muốn nhường con nhường cháu. Người thì cho rằng điều đó khiến việc ăn uống không thoải mái, chỉ chăm chăm lấy phần.Cụ thể, mới đây câu chuyện của chị Tuyết Mai hiện đang sinh sống tại TP.HCM thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, trong một lần đi ăn cỗ để lại cho người phụ nữ nhiều vấn đề không hài lòng.Cụ thể, vợ chồng chị về quê đúng dịp một người họ hàng tổ chức đám cưới cho con trai. Hai vợ chồng cũng hào hứng sửa soạn đi đám cưới. Nhưng vừa đến cổng, chồng chị đã được kéo vào mâm đàn ông. Còn chị và con trai được xếp ngồi mâm phụ nữ.Khi mâm cỗ vừa được bê ra, cả mâm còn chưa ai động đũa thì đã có một người cầm cuộn túi nilon đưa cho mọi người.Trong lúc ăn vì con trai chị khá kén ăn nên chỉ thích ăn tôm. Tuy nhiên, khi cháu vừa ăn 1,2 con, mọi người trong mâm đã nhao nhao chia phần vì sợ đứa trẻ ăn hết.Chị Tuyết Mai chia sẻ: "Con trai tôi rất kén ăn. Trong số những món đặt trên mâm, cháu chỉ thích ăn tôm. Sau khi ăn hết một con tôm to, cháu lại đòi ăn nữa. Thấy đĩa tôm chỉ có 6 con trong khi mâm của tôi ngồi 7 người (6 người lớn, 1 trẻ con), tôi hơi ái ngại. Tôi gắp cho con món khác nhưng cháu không chịu, nhất quyết chỉ vào đĩa tôm...Tôi phải mở lời xin mọi người nhường cho cháu vài con. Các chị trong mâm nhìn nhau, vài người cất lời đồng ý. Nhưng ngay khi tôi vừa gắp cho con, một chị liền bê đĩa tôm chia nốt cho những người ngồi cạnh. Tiếp đó, chị bê lần lượt các đĩa thức ăn khô như giò, thịt gà, thịt nướng… chia thành 6 phần.” Người phụ nữ chủ câu chuyện nói thêm.Vì không muốn lấy phần nên số thức ăn chị Mai được chia dồn lại vào một chiếc đĩa. Lúc này trên mâm chỉ còn lại vỏn vẹn đĩa rau và bát canh.Vì không còn gì ăn nên con trai chị Mai đòi ăn đồ tráng miệng. Thấy vậy, một người phụ nữ ngồi gần hộp nho lại vội vàng chia phần khiến chị Mai cảm thấy vô cùng ái ngại.Phần đồ ăn của chị Mai không lấy mọi người lại tiếp tục chia đều thành 5 phần. Nhìn khung cảnh đó khiến chị lập tức có ác cảm với phong tục ăn cỗ lấy phần ở quê chồng.Bởi lẽ ra việc này chỉ nên làm sau khi tất cả các thành viên trong mâm đã ăn uống xong. Sau khi còn đồ thừa không ăn hết mới nên chia thì việc ăn uống mới thoải mái được. Nhất là những mâm có khách lạ, khách ở xa về.Sau khi đăng tải, bài viết đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Một số ý kiến cho rằng việc chỉ chăm chăm lấy phần như vậy là không hợp lý. Tuy nhiên, người mẹ cũng cần nhắc nhở con không nên kén ăn. Dù là trẻ nhỏ nhưng mỗi người đều có phần ăn của mình. Những người lấy phần họ cũng muốn mang đồ ăn về cho con cháu của mình. Nếu nhường cho đứa trẻ thì con cháu của họ sẽ mất phần. Và tất nhiên không ai có nghĩa vụ phải nhường cho người lạ.
Câu chuyện đi ăn cỗ lấy phần mang về không còn mới nhưng mỗi lần lên sóng nó lại trở thành chủ đề bàn luận cực nóng. Người thì cho rằng đó là phong tục tốt đẹp, các bà, các mẹ muốn nhường con nhường cháu. Người thì cho rằng điều đó khiến việc ăn uống không thoải mái, chỉ chăm chăm lấy phần.
Cụ thể, mới đây câu chuyện của chị Tuyết Mai hiện đang sinh sống tại TP.HCM thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, trong một lần đi ăn cỗ để lại cho người phụ nữ nhiều vấn đề không hài lòng.
Cụ thể, vợ chồng chị về quê đúng dịp một người họ hàng tổ chức đám cưới cho con trai. Hai vợ chồng cũng hào hứng sửa soạn đi đám cưới. Nhưng vừa đến cổng, chồng chị đã được kéo vào mâm đàn ông. Còn chị và con trai được xếp ngồi mâm phụ nữ.
Khi mâm cỗ vừa được bê ra, cả mâm còn chưa ai động đũa thì đã có một người cầm cuộn túi nilon đưa cho mọi người.
Trong lúc ăn vì con trai chị khá kén ăn nên chỉ thích ăn tôm. Tuy nhiên, khi cháu vừa ăn 1,2 con, mọi người trong mâm đã nhao nhao chia phần vì sợ đứa trẻ ăn hết.
Chị Tuyết Mai chia sẻ: "Con trai tôi rất kén ăn. Trong số những món đặt trên mâm, cháu chỉ thích ăn tôm. Sau khi ăn hết một con tôm to, cháu lại đòi ăn nữa. Thấy đĩa tôm chỉ có 6 con trong khi mâm của tôi ngồi 7 người (6 người lớn, 1 trẻ con), tôi hơi ái ngại. Tôi gắp cho con món khác nhưng cháu không chịu, nhất quyết chỉ vào đĩa tôm...
Tôi phải mở lời xin mọi người nhường cho cháu vài con. Các chị trong mâm nhìn nhau, vài người cất lời đồng ý. Nhưng ngay khi tôi vừa gắp cho con, một chị liền bê đĩa tôm chia nốt cho những người ngồi cạnh. Tiếp đó, chị bê lần lượt các đĩa thức ăn khô như giò, thịt gà, thịt nướng… chia thành 6 phần.” Người phụ nữ chủ câu chuyện nói thêm.
Vì không muốn lấy phần nên số thức ăn chị Mai được chia dồn lại vào một chiếc đĩa. Lúc này trên mâm chỉ còn lại vỏn vẹn đĩa rau và bát canh.
Vì không còn gì ăn nên con trai chị Mai đòi ăn đồ tráng miệng. Thấy vậy, một người phụ nữ ngồi gần hộp nho lại vội vàng chia phần khiến chị Mai cảm thấy vô cùng ái ngại.
Phần đồ ăn của chị Mai không lấy mọi người lại tiếp tục chia đều thành 5 phần. Nhìn khung cảnh đó khiến chị lập tức có ác cảm với phong tục ăn cỗ lấy phần ở quê chồng.
Bởi lẽ ra việc này chỉ nên làm sau khi tất cả các thành viên trong mâm đã ăn uống xong. Sau khi còn đồ thừa không ăn hết mới nên chia thì việc ăn uống mới thoải mái được. Nhất là những mâm có khách lạ, khách ở xa về.
Sau khi đăng tải, bài viết đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Một số ý kiến cho rằng việc chỉ chăm chăm lấy phần như vậy là không hợp lý. Tuy nhiên, người mẹ cũng cần nhắc nhở con không nên kén ăn. Dù là trẻ nhỏ nhưng mỗi người đều có phần ăn của mình. Những người lấy phần họ cũng muốn mang đồ ăn về cho con cháu của mình. Nếu nhường cho đứa trẻ thì con cháu của họ sẽ mất phần. Và tất nhiên không ai có nghĩa vụ phải nhường cho người lạ.