Cafe Giảng gốc là nằm ở phố Cầu Gỗ, được ra đời khoảng những năm 1946 do chính cụ Nguyễn Văn Giảng, nguyên là nhân viên pha chế ở khách sạn Metropole thời Pháp thuộc mở. Sau cải cách 1955, quán được chuyển về Hàng Gai nhưng sau này do cụ Giảng mất đi thì hai người con trai của cụ đã mở tách quán thành hai địa điểm, một nằm trên đường Yên Phụ, một nằm trên phố Nguyễn Hữu Huân. Khi nói đến cafe Giảng, thức uống đầu tiên mà người ta nhắc tới có lẽ đó là cafe trứng. Thứ thức uống béo ngậy, đậm đà đã làm xiêu lòng biết bao nhiêu thế hệ người Hà Nội cũng như bạn bè gần xa. Cafe Lâm ra đời những năm 50 của thế kỷ trước, cũng giống như cafe Giảng, tên của cafe Lâm lấy từ chính tên của chủ quán đầu tiên là cụ Nguyễn Văn Lâm. Đầu tiên, quán khai sinh ở vườn hoa Chí Linh. Sau nhiều năm tháng chuyển dịch, đến năm 1960, cafe Lâm chính thức tọa lạc tại phố Nguyễn Hữu Huân như bây giờ. Cafe Lâm tuy nhỏ nhưng lại là địa điểm ưa thích của giới công chức cũng như văn nghệ sĩ. Người ta yêu cafe Lâm bởi hương vị quyến rũ đặc trưng, một thứ cafe đậm đà, hội tụ đủ những thứ cần cho một tách cafe ngon như sắc, khét, ngọt và say.Ra đời gần như là song song với cafe Giảng, nhưng thương hiệu "Nhân" lại không phải mở giữa lòng phố cổ Hà Nội như nhiều người lầm tưởng mà nó lại ra đời ở một vùng sơ tán của những người Hà Nội yêu nước.Cafe Nhân là đứa con tinh thần 3 người bạn đó là cụ Thi, cụ Thế và cụ Nhân. Ba người bạn này đã cùng nhau nghiên cứu tìm tòi từ khâu chọn nguyên liệu đến rang, xay thủ công để rồi cho ra đời một thương hiệu mà ba cụ thống nhất đặt tên là Nhân. Tuy là do ba người sáng lập nhưng chỉ có gia đình cụ Thi trực tiếp chế biến và kinh doanh.Nằm trong "bộ tứ" vang danh "Nhân, Nhĩ, Dĩ, Giảng", cafe Nhĩ lọt thỏm giữa phố hàng Cá gần ngã tư Hàng Cá và Ngõ Gạch. Không biển hiệu, cơi nới hạn chế nhưng lúc nào Nhĩ cũng được mang danh là đệ nhất cafe phố Hà Nội không lúc nào ngơi kháchCafe của Nhĩ đặc biệt, được đựng trong ấm tích bằng sứ, đong bằng chén hạt mít, thêm đường sữa rồi đánh tung bọt lên bằng cây đánh trứng huyền thoại trước khi cho thêm dăm viên đá vụn. Cách rang, xay đều công phu nên cafe Nhĩ mang mùi thơm dịu dịu và cảm giác đê mê cho người sử dụng.Cafe Năng đã tồn tại trên đất Hà Thành cũng đã hơn 50 năm. Nằm trên con phố Hàng Bạc đông đúc, chật hẹp, đôi khi đến với Năng người ta còn thấy đôi chút bất tiện vì khó tìm chỗ để xe nhưng vì đê mê hương vị của cafe nơi đây mà các vị khách không ngại vượt khó để đến với nó. Dù sáng, trưa, chiều hay tối Năng lúc nào cũng tấp nập và nhộn nhịp.Nhắc đến cafe Năng Hàng Bạc là người ta nghĩ ngay đến tách cafe đậm đặc làm người mới uống phải choáng váng nhưng người đã uống quen rồi thì sẽ nghiện nó lúc nào không biết.
Cafe Giảng gốc là nằm ở phố Cầu Gỗ, được ra đời khoảng những năm 1946 do chính cụ Nguyễn Văn Giảng, nguyên là nhân viên pha chế ở khách sạn Metropole thời Pháp thuộc mở. Sau cải cách 1955, quán được chuyển về Hàng Gai nhưng sau này do cụ Giảng mất đi thì hai người con trai của cụ đã mở tách quán thành hai địa điểm, một nằm trên đường Yên Phụ, một nằm trên phố Nguyễn Hữu Huân.
Khi nói đến cafe Giảng, thức uống đầu tiên mà người ta nhắc tới có lẽ đó là cafe trứng. Thứ thức uống béo ngậy, đậm đà đã làm xiêu lòng biết bao nhiêu thế hệ người Hà Nội cũng như bạn bè gần xa.
Cafe Lâm ra đời những năm 50 của thế kỷ trước, cũng giống như cafe Giảng, tên của cafe Lâm lấy từ chính tên của chủ quán đầu tiên là cụ Nguyễn Văn Lâm. Đầu tiên, quán khai sinh ở vườn hoa Chí Linh. Sau nhiều năm tháng chuyển dịch, đến năm 1960, cafe Lâm chính thức tọa lạc tại phố Nguyễn Hữu Huân như bây giờ.
Cafe Lâm tuy nhỏ nhưng lại là địa điểm ưa thích của giới công chức cũng như văn
nghệ sĩ. Người ta yêu cafe Lâm bởi hương vị quyến rũ đặc trưng, một thứ cafe đậm đà, hội tụ đủ những thứ cần cho một tách cafe ngon như sắc, khét, ngọt và say.
Ra đời gần như là song song với cafe Giảng, nhưng thương hiệu "Nhân" lại không phải mở giữa lòng phố cổ Hà Nội như nhiều người lầm tưởng mà nó lại ra đời ở một vùng sơ tán của những người Hà Nội yêu nước.
Cafe Nhân là đứa con tinh thần 3 người bạn đó là cụ Thi, cụ Thế và cụ Nhân. Ba người bạn này đã cùng nhau nghiên cứu tìm tòi từ khâu chọn nguyên liệu đến rang, xay thủ công để rồi cho ra đời một thương hiệu mà ba cụ thống nhất đặt tên là Nhân. Tuy là do ba người sáng lập nhưng chỉ có gia đình cụ Thi trực tiếp chế biến và kinh doanh.
Nằm trong "bộ tứ" vang danh "Nhân, Nhĩ, Dĩ, Giảng", cafe Nhĩ lọt thỏm giữa phố hàng Cá gần ngã tư Hàng Cá và Ngõ Gạch. Không biển hiệu, cơi nới hạn chế nhưng lúc nào Nhĩ cũng được mang danh là đệ nhất cafe phố Hà Nội không lúc nào ngơi khách
Cafe của Nhĩ đặc biệt, được đựng trong ấm tích bằng sứ, đong bằng chén hạt mít, thêm đường sữa rồi đánh tung bọt lên bằng cây đánh trứng huyền thoại trước khi cho thêm dăm viên đá vụn. Cách rang, xay đều công phu nên cafe Nhĩ mang mùi thơm dịu dịu và cảm giác đê mê cho người sử dụng.
Cafe Năng đã tồn tại trên đất Hà Thành cũng đã hơn 50 năm. Nằm trên con phố Hàng Bạc đông đúc, chật hẹp, đôi khi đến với Năng người ta còn thấy đôi chút bất tiện vì khó tìm chỗ để xe nhưng vì đê mê hương vị của cafe nơi đây mà các vị khách không ngại vượt khó để đến với nó. Dù sáng, trưa, chiều hay tối Năng lúc nào cũng tấp nập và nhộn nhịp.
Nhắc đến cafe Năng Hàng Bạc là người ta nghĩ ngay đến tách cafe đậm đặc làm người mới uống phải choáng váng nhưng người đã uống quen rồi thì sẽ nghiện nó lúc nào không biết.