Phố cổ Hội An, đô thị cổ ven bờ sông Hoài, trước đây là một thương cảng sầm uất với tên gọi Faifo. Người Việt, người Hoa và người Nhật cùng sinh sống, giao thương tấp nập ngày đêm. Hiện nay ở Hội An vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ ghi dấu ấn kiến trúc đặc trưng của ba nhóm dân tộc này. Những chiếc thuyền gỗ đợi đón du khách dạo mát trên dòng sông Hoài. Tôi đến Hội An vào chiều thứ sáu, nên rất đông du khách. Du khách có thể thuê thuyền đi sâu bên trong những ngôi làng truyền thống của người dân Hội An.Ngoài những nơi tham quan rất nổi tiếng như chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, các hội quán của người Hoa, việc thích nhất khi tôi đến Hội An là dạo phố, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ tuyệt đẹp. Mỗi ngôi nhà là một câu chuyện khác nhau, đầy hấp dẫn và lôi cuốn.Không khó để bắt gặp những món đồ thủ công mỹ nghệ nhỏ xinh được bày bán trên khắp các con phố.Hội An còn rất nổi tiếng về ẩm thực, với các món ăn đặc sắc như mì Quảng, cao lầu, bánh mì, cơm gà, chè... Dọc các con đường trung tâm của khu phố cổ có rất nhiều quán ăn, nhà hàng.Dạo chơi trong khu phố cổ, có cảm giác như mình đang quay ngược trở lại quá khứ của hàng thế kỷ trước. Mỗi thứ đều cổ kính và nhuốm màu xưa cũ.Tượng tưởng niệm kiến trúc sư Kazik, người có công rất lớn trong việc bảo tồn, trùng tu và giới thiệu Hội An với thế giới. Nghệ sĩ đường phố ở Hội An.Hội An còn rất nổi tiếng về trang phục và vải vóc. Công nghệ may đồ ở đây xuất sắc tới mức bạn chỉ cần chưa tới 1 ngày là đã có ngay một bộ vest hoặc áo dài.Nhưng điều ấn tượng nhất với tôi khi đến phố cổ Hội An là đèn lồng. Đèn lồng có mặt ở mọi nơi, từ các cửa hàng bán đồ lưu niệm, trong quán ăn, ra tới ngoài đường và những con hẻm nhỏ. Làm lồng đèn là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An. Lồng đèn với đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc được xuất khẩu đi khắp nơi và cả quốc tế. Du khách cũng rất thích thú khi mua lồng đèn về làm quà lưu niệm.Nếu may mắn đến với Hội An vào dịp rằm, bạn sẽ được ngắm vẻ rực rỡ của lồng đèn. Đèn điện được tắt hết, phố phường được thắp sáng bằng lồng đèn. Một Hội An huyền ảo, lung linh xuất hiện như hàng trăm năm trước. Đây là một địa chỉ mà tôi muốn giới thiệu với mọi người, đặc biệt là những người yêu thích nhiếp ảnh. Phòng tranh với tên gọi “Di sản vô giá” của nhiếp ảnh gia Rehahn, người có tình yêu vô tận với Việt Nam và đặc biệt là với Hội An.
Phố cổ Hội An, đô thị cổ ven bờ sông Hoài, trước đây là một thương cảng sầm uất với tên gọi Faifo. Người Việt, người Hoa và người Nhật cùng sinh sống, giao thương tấp nập ngày đêm. Hiện nay ở Hội An vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ ghi dấu ấn kiến trúc đặc trưng của ba nhóm dân tộc này.
Những chiếc thuyền gỗ đợi đón du khách dạo mát trên dòng sông Hoài. Tôi đến Hội An vào chiều thứ sáu, nên rất đông du khách. Du khách có thể thuê thuyền đi sâu bên trong những ngôi làng truyền thống của người dân Hội An.
Ngoài những nơi tham quan rất nổi tiếng như chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, các hội quán của người Hoa, việc thích nhất khi tôi đến Hội An là dạo phố, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ tuyệt đẹp. Mỗi ngôi nhà là một câu chuyện khác nhau, đầy hấp dẫn và lôi cuốn.
Không khó để bắt gặp những món đồ thủ công mỹ nghệ nhỏ xinh được bày bán trên khắp các con phố.
Hội An còn rất nổi tiếng về ẩm thực, với các món ăn đặc sắc như mì Quảng, cao lầu, bánh mì, cơm gà, chè... Dọc các con đường trung tâm của khu phố cổ có rất nhiều quán ăn, nhà hàng.
Dạo chơi trong khu phố cổ, có cảm giác như mình đang quay ngược trở lại quá khứ của hàng thế kỷ trước. Mỗi thứ đều cổ kính và nhuốm màu xưa cũ.
Tượng tưởng niệm kiến trúc sư Kazik, người có công rất lớn trong việc bảo tồn, trùng tu và giới thiệu Hội An với thế giới.
Nghệ sĩ đường phố ở Hội An.
Hội An còn rất nổi tiếng về trang phục và vải vóc. Công nghệ may đồ ở đây xuất sắc tới mức bạn chỉ cần chưa tới 1 ngày là đã có ngay một bộ vest hoặc áo dài.
Nhưng điều ấn tượng nhất với tôi khi đến phố cổ Hội An là đèn lồng. Đèn lồng có mặt ở mọi nơi, từ các cửa hàng bán đồ lưu niệm, trong quán ăn, ra tới ngoài đường và những con hẻm nhỏ.
Làm lồng đèn là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An. Lồng đèn với đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc được xuất khẩu đi khắp nơi và cả quốc tế. Du khách cũng rất thích thú khi mua lồng đèn về làm quà lưu niệm.
Nếu may mắn đến với Hội An vào dịp rằm, bạn sẽ được ngắm vẻ rực rỡ của lồng đèn. Đèn điện được tắt hết, phố phường được thắp sáng bằng lồng đèn. Một Hội An huyền ảo, lung linh xuất hiện như hàng trăm năm trước.
Đây là một địa chỉ mà tôi muốn giới thiệu với mọi người, đặc biệt là những người yêu thích nhiếp ảnh. Phòng tranh với tên gọi “Di sản vô giá” của nhiếp ảnh gia Rehahn, người có tình yêu vô tận với Việt Nam và đặc biệt là với Hội An.