Nằm ở ngoài khơi bờ biển Suffolk, đông nam nước Anh, Thân vương quốc Sealand vốn là một pháo đài được xây dựng từ năm 1942 để phục vụ Thế chiến II. Nó mang hình dáng của một dàn khoan dầu gồm hai trụ bê tông nối nhau.
Sau khi chiến tranh kết thúc, pháo đài bị bỏ hoang cho tới khi kỹ thuật viên Paddy Roy Bates phát hiện ra nó và lên ý tưởng lập trạm phát radio. Roy thành lập một quốc gia trên pháo đài và tự phong là hoàng tử và vợ, bà Joan, là công chúa. Sealand tuyên bố độc lập song không được Liên Hợp Quốc công nhận.
Diện tích của Sealand là 1.612 m2.Chỉ có 22 cư dân nhưng quốc gia tự xưng này có cờ, tiền tệ, tem thư, hộ chiếu và thậm chí cả một đội bóng riêng. Ảnh chụp đồng xu của Sealand với mặt trước in hình “công chúa Joan”.
Cư dân trên “quốc đảo” tự sản xuất nước uống riêng, tự đánh bắt cá và tôm hùm làm thức ăn. Tuy nhiên, họ phải nhập phần lớn thực phẩm và hàng hóa từ Anh. Các cư dân Sealand kiếm tiền bằng cách bán đồ lưu niệm của “quốc gia” qua một cửa hàng trực tuyến. Bạn có thể mua tước vị của Sealand với giá gần 200 bảng Anh, cốc lưu niệm hoặc áo bóng đá hay tham gia giao dịch bất động sản với giá khoảng 20 bảng Anh/2,5 km2.
Gia đình Bates còn thiết kế biểu tượng cho "vương quốc" của họ với phương châm tạm dịch là "Sự tự do từ biển cả".
Chính phủ Anh đã cử nhiều nhóm trinh sát đến Sealand nhưng cả gia đình Bates vẫn kiên quyết chiến đấu để bảo vệ đất nước của riêng họ. Ảnh chụp khu bếp dành cho 22 cư dân "quốc đảo".
Tháng 10/2012, ông Bates qua đời ở tuổi 91, nhường ngôi quốc vương Sealand cho con trai là Michael, 63 tuổi. Hiện Michael vẫn sống tại “quốc đảo” cùng gia đình và bạn bè. Cư dân của Sealand dường như rất hài lòng với cuộc sống của họ. Thậm chí, họ dự tính phát triển nhiều tour du lịch để đón khách tới thăm. Trong hình là phòng khách, nơi cư dân của Sealand thường thư giãn sau những giờ lao động.
Sealand gây khó chịu cho chính phủ Anh, nhưng họ không thể làm gì vì "vương quốc" này thuộc hải phận quốc tế. Đây là một trong số 10 "tiểu quốc gia" lạ lùng nhất hành tinh.
Nằm ở ngoài khơi bờ biển Suffolk, đông nam nước Anh, Thân vương quốc Sealand vốn là một pháo đài được xây dựng từ năm 1942 để phục vụ Thế chiến II. Nó mang hình dáng của một dàn khoan dầu gồm hai trụ bê tông nối nhau.
Sau khi chiến tranh kết thúc, pháo đài bị bỏ hoang cho tới khi kỹ thuật viên Paddy Roy Bates phát hiện ra nó và lên ý tưởng lập trạm phát radio. Roy thành lập một quốc gia trên pháo đài và tự phong là hoàng tử và vợ, bà Joan, là công chúa. Sealand tuyên bố độc lập song không được Liên Hợp Quốc công nhận.
Diện tích của Sealand là 1.612 m2.Chỉ có 22 cư dân nhưng quốc gia tự xưng này có cờ, tiền tệ, tem thư, hộ chiếu và thậm chí cả một đội bóng riêng. Ảnh chụp đồng xu của Sealand với mặt trước in hình “công chúa Joan”.
Cư dân trên “quốc đảo” tự sản xuất nước uống riêng, tự đánh bắt cá và tôm hùm làm thức ăn. Tuy nhiên, họ phải nhập phần lớn thực phẩm và hàng hóa từ Anh. Các cư dân Sealand kiếm tiền bằng cách bán đồ lưu niệm của “quốc gia” qua một cửa hàng trực tuyến. Bạn có thể mua tước vị của Sealand với giá gần 200 bảng Anh, cốc lưu niệm hoặc áo bóng đá hay tham gia giao dịch bất động sản với giá khoảng 20 bảng Anh/2,5 km2.
Gia đình Bates còn thiết kế biểu tượng cho "vương quốc" của họ với phương châm tạm dịch là "Sự tự do từ biển cả".
Chính phủ Anh đã cử nhiều nhóm trinh sát đến Sealand nhưng cả gia đình Bates vẫn kiên quyết chiến đấu để bảo vệ đất nước của riêng họ. Ảnh chụp khu bếp dành cho 22 cư dân "quốc đảo".
Tháng 10/2012, ông Bates qua đời ở tuổi 91, nhường ngôi quốc vương Sealand cho con trai là Michael, 63 tuổi. Hiện Michael vẫn sống tại “quốc đảo” cùng gia đình và bạn bè. Cư dân của Sealand dường như rất hài lòng với cuộc sống của họ. Thậm chí, họ dự tính phát triển nhiều tour du lịch để đón khách tới thăm. Trong hình là phòng khách, nơi cư dân của Sealand thường thư giãn sau những giờ lao động.
Sealand gây khó chịu cho chính phủ Anh, nhưng họ không thể làm gì vì "vương quốc" này thuộc hải phận quốc tế. Đây là một trong số 10 "tiểu quốc gia" lạ lùng nhất hành tinh.