Đường Old Yungas (Bolivia) - được mệnh danh là con đường tử thần và là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Con đường trải dài gần 50km trải dài từ La Paz tới Coroico qua rất nhiều vách núi với những khúc cua bất ngờ khiến các tài xế chỉ dám chạy với tốc độ 15km/h là nơi khiến 200 người chết mỗi năm.Đường cao tốc Karnali (Nepal) – Tương tự như Old Yungas, cung đường dài gần 200km nằm trên dãy Hymalaya ở phía Tây Nepal này hàng năm có tới 50 người chết. Mặt đường đất đầy ổ gà lồi lõm đến mức những người đi xe đạp có muốn dừng tại đây để ngắm cảnh cũng phải nhụt chí.Đường Đại Tây Dương (Na-uy) – Là một trong những cung đường đẹp như mơ ở châu Âu. Chỉ dài hơn 5km nối giữa 2 hòn đảo Kristansund and Molde dọc theo Đại Tây Dương với 8 đoạn cầu nhưng cung đường này thường xuyên bị những con sóng lớn tràn qua và đặc biệt là những cơn gió mạnh khủng khiếp khi có bão khiến nhiều người không dám đi qua.Cầu sông Vitim (Siberia) – Cầu bắc qua sông Vitim được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới với kết cấu siêu cũ kỹ chỉ đủ cho 1 chiếc ô tô đi qua. Cầu được làm bằng những khúc gỗ nên có thể đứt gãy bất kỳ lúc nào và không hề có thành cầu. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là chưa có tai nạn thương vong nào xảy ra tại đây.Đường hầm Quách Lượng (Trung Quốc) – Nằm trên vùng núi Thái Hành, đường hầm trong lòng núi chỉ cao gần 5m và rộng gần 4m với 30 “ô cửa sổ” được đục ra từ sườn núi khiến người đi có thể ngắm cảnh. Tuy nhiên, đây là một trong những cung đường dốc nhất thế giới và trở thành địa điểm rất thu hút khách du lịch bộ hành.Đường cao tốc James Dalton (Alaska) – Dài gần 700km nối giữa các mỏ dầu vùng Bắc cực với khu dân cư được các tài xế mệnh danh là "con đường băng giá". Đỉnh điểm là vào mùa đông khi có gió to và băng tuyết khiến các phương tiện bị trượt trên đường.Đại lộ Thịnh vượng chung (Philippines) – Không nằm trên núi, cũng chẳng bắc qua sông, cũng chẳng có những khúc cua gấp, con đường cao tốc đô thị dài 10km này được mở tới 18 làn đường lại được mệnh danh là con đường tử thần với vô số vụ tai nạn do lượng lưu thông cùng lớn.Đường cao tốc liên bang 1 (Mê-hi-cô) – Dài gần 1.500 km dọc theo bán đảo Baja cho các xe tải hạng nặng vận chuyển hàng hóa đến các thị trấn vùng sâu vùng xa, con đường dài ngoằn nghoèo này có thể làm đứng tim bất kỳ tài xế nào.Đường mòn Nanga Parbat (Pakistan) dài 15km ở độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển với độ dốc gần 1.000m. Trải toàn đất đá và không hề có hàng rào bảo vệ, đây cũng là “nơi tuyệt vời để chết”.Đường BR-116 (Braxin)- Dài hơn 4.000km qua các vách núi dựng đứng, chất lượng mặt đường rất xấu. Tuy nhiên, điều khiến cung đường này trở nên nguy hiểm là nó chạy qua những vùng đất nghèo và hoang sơ nhất nơi đầy rẫy các băng nhóm tội phạm.Đường mòn Stelvio (Ý) – Nằm trên dãy núi An-pơ với khung cảnh mênh mông và nên thơ, con đường này lại mang những khúc cua gập 180 độ và rào chắn bê tông rất thấp, lòng đường trở nên trơn trượt trong mùa đông băng giá – một phút lơ đễnh thôi là bạn đã ở dưới vách núi.Đường Kabul-Jalalabad (Afghanistan) – Nằm ở “Thung lũng tử thần” với lưu lượng lớn của xe tải hạng nặng và các phần tử Taliban khiến cung đường này trở nên không dễ dàng gì.
Đường Old Yungas (Bolivia) - được mệnh danh là con đường tử thần và là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Con đường trải dài gần 50km trải dài từ La Paz tới Coroico qua rất nhiều vách núi với những khúc cua bất ngờ khiến các tài xế chỉ dám chạy với tốc độ 15km/h là nơi khiến 200 người chết mỗi năm.
Đường cao tốc Karnali (Nepal) – Tương tự như Old Yungas, cung đường dài gần 200km nằm trên dãy Hymalaya ở phía Tây Nepal này hàng năm có tới 50 người chết. Mặt đường đất đầy ổ gà lồi lõm đến mức những người đi xe đạp có muốn dừng tại đây để ngắm cảnh cũng phải nhụt chí.
Đường Đại Tây Dương (Na-uy) – Là một trong những cung đường đẹp như mơ ở châu Âu. Chỉ dài hơn 5km nối giữa 2 hòn đảo Kristansund and Molde dọc theo Đại Tây Dương với 8 đoạn cầu nhưng cung đường này thường xuyên bị những con sóng lớn tràn qua và đặc biệt là những cơn gió mạnh khủng khiếp khi có bão khiến nhiều người không dám đi qua.
Cầu sông Vitim (Siberia) – Cầu bắc qua sông Vitim được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới với kết cấu siêu cũ kỹ chỉ đủ cho 1 chiếc ô tô đi qua. Cầu được làm bằng những khúc gỗ nên có thể đứt gãy bất kỳ lúc nào và không hề có thành cầu. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là chưa có tai nạn thương vong nào xảy ra tại đây.
Đường hầm Quách Lượng (Trung Quốc) – Nằm trên vùng núi Thái Hành, đường hầm trong lòng núi chỉ cao gần 5m và rộng gần 4m với 30 “ô cửa sổ” được đục ra từ sườn núi khiến người đi có thể ngắm cảnh. Tuy nhiên, đây là một trong những cung đường dốc nhất thế giới và trở thành địa điểm rất thu hút khách du lịch bộ hành.
Đường cao tốc James Dalton (Alaska) – Dài gần 700km nối giữa các mỏ dầu vùng Bắc cực với khu dân cư được các tài xế mệnh danh là "con đường băng giá". Đỉnh điểm là vào mùa đông khi có gió to và băng tuyết khiến các phương tiện bị trượt trên đường.
Đại lộ Thịnh vượng chung (Philippines) – Không nằm trên núi, cũng chẳng bắc qua sông, cũng chẳng có những khúc cua gấp, con đường cao tốc đô thị dài 10km này được mở tới 18 làn đường lại được mệnh danh là con đường tử thần với vô số vụ tai nạn do lượng lưu thông cùng lớn.
Đường cao tốc liên bang 1 (Mê-hi-cô) – Dài gần 1.500 km dọc theo bán đảo Baja cho các xe tải hạng nặng vận chuyển hàng hóa đến các thị trấn vùng sâu vùng xa, con đường dài ngoằn nghoèo này có thể làm đứng tim bất kỳ tài xế nào.
Đường mòn Nanga Parbat (Pakistan) dài 15km ở độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển với độ dốc gần 1.000m. Trải toàn đất đá và không hề có hàng rào bảo vệ, đây cũng là “nơi tuyệt vời để chết”.
Đường BR-116 (Braxin)- Dài hơn 4.000km qua các vách núi dựng đứng, chất lượng mặt đường rất xấu. Tuy nhiên, điều khiến cung đường này trở nên nguy hiểm là nó chạy qua những vùng đất nghèo và hoang sơ nhất nơi đầy rẫy các băng nhóm tội phạm.
Đường mòn Stelvio (Ý) – Nằm trên dãy núi An-pơ với khung cảnh mênh mông và nên thơ, con đường này lại mang những khúc cua gập 180 độ và rào chắn bê tông rất thấp, lòng đường trở nên trơn trượt trong mùa đông băng giá – một phút lơ đễnh thôi là bạn đã ở dưới vách núi.
Đường Kabul-Jalalabad (Afghanistan) – Nằm ở “Thung lũng tử thần” với lưu lượng lớn của xe tải hạng nặng và các phần tử Taliban khiến cung đường này trở nên không dễ dàng gì.