Bãi biển Từ Nham nằm trên địa bàn xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - cách quốc lộ 1A khoảng 7 km về phía đông. Bãi biển hoang sơ này dài khoảng 8 km, có hình cánh cung hoàn chỉnh với 2 đầu là hai "quả chùy": núi Vĩnh Hòa (phía bắc) và núi - mũi Ông Diên (phía nam). Đối diện biển là những đồi cát đầy cây bụi hoang sơ.Bãi Môn thuộc thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên dài chỉ chừng 500 m, nhưng được xếp vào danh thắng cấp quốc gia. Đây còn là bãi biển đón ngày mới sớm nhất ở Việt Nam. Phía trên cao bên phải là hải đăng Đại Lãnh với những vách núi cao tuyệt đẹp. Đây là một trong những điểm tuyệt vời để hạ trại trên biển.Bãi tắm Kỳ Co nằm dưới chân dãy núi Phương Mai thuộc xã bán đảo Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, đẹp tựa một bức tranh nên thơ và hùng vĩ. Làn nước xanh và trong vắt. Đây là một trong những điểm đến mới của dân phượt.Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây ré”. Đây là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía đông bắc, cách đất liền 15 hải lý. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Gần đây nhiều người đã biết đến Lý Sơn, nhưng nơi đây vẫn còn nhiều hoang sơ thú vị.Nằm giữa ranh giới của 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Hòn Nưa có hình chú khủng long nhỏ đang nằm khi đứng nhìn từ đèo Cả. Bãi tắm ở đây nhỏ nhưng trong xanh và lặng, rất phù hợp để cắm trại và sinh hoạt tập thể. Trên hòn còn có hải đăng Hòn Nưa.Cù Lao Câu, Cù Lao Cau, Hòn Câu đều là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km về hướng đông bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài là 1,5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Trên đảo có nhiều bãi đá đẹp chen lẫn bãi biển, nên tạo những không gian riêng tư.Biển Làng Vân lấy theo tên gọi của làng cùi - làng phong nằm dưới chân đèo Hải Vân, là nơi cư trú của một số người dân bị phong sống tách biệt với người dân thành phố từ những năm 1980. Sau này được nhà nước hỗ trợ, họ được đưa vào trong thành phố sống hòa nhập với cộng đồng, vì thế Làng Vân vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ và mộc mạc của một làng dân chài ven biển, và là một trong những địa danh được yêu thích của du lịch phượt Đà Nẵng.Biển Mũi Dinh thuộc làng Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, chỉ cách biển Cà Ná một vòng cung núi, cách Phan Rang chưa đầy 40 km về phía nam. Tại đây có hải đăng Mũi Dinh. Đây thường là nơi tránh bão của ghe tàu khi chạy vào Phú Quý, Bình Thuận.Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 80 km về phía bắc. Điều thú vị là bên cạnh bãi biển còn có những ngọn đồi hay gành có màu đỏ (màu son) rất đặc sắc. Những dãy, hang núi cũng mang nhiều hình thù màu sắc lạ mắt. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau, tạo nên một sắc thái hài hòa, vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...Nằm ngoài khơi Bình Thuận , đảo Phú Quý hay Cù lao Thu là nơi còn cực kỳ hoang sơ với dân du lịch, do còn khó đi, ít tàu bè, biển thường động mạnh. Đảo được hình thành từ núi lửa phun trào nên cảnh vật đa dạng với nhiều gềnh đá cao chen lẫn những bãi biển nhờ tuyệt đẹp. Ảnh: Hải An.Quần đảo Thổ Chu ở cực Tây Nam của Tổ quốc là nơi dân phượt mơ ước được một lần đến. Trong những năm trước, đây là khu vực quân sự nên việc tham quan khám phá còn nhiều khó khăn, nhưng hiện nay đã dễ dàng hơn. Điểm làm cho mọi dân phượt đều ngả lòng khi nói đến điểm này là phải 5 ngày mới có một chuyến tàu từ Phú Quốc ra đảo, và rất dễ bị kẹt tại đảo do biển động.Hòn Bảy Cạnh thuộc Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu. Những bãi biển ở đây tuyệt đẹp và cực kỳ hoang sơ. Đây còn là nơi tổ chức Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chọn làm nơi bảo tồn loài rùa biển quý hiếm và hàng năm có chương trình tuyển tình nguyện viên chăm sóc rùa.Bãi cây Mến thuộc quần đảo Nam Du, Kiên Giang quyến rũ với những hàng dừa tuyệt đẹp. Đây là nơi dân phượt chọn là điểm phải khám phá trong năm 2014.
Bãi biển Từ Nham nằm trên địa bàn xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - cách quốc lộ 1A khoảng 7 km về phía đông. Bãi biển hoang sơ này dài khoảng 8 km, có hình cánh cung hoàn chỉnh với 2 đầu là hai "quả chùy": núi Vĩnh Hòa (phía bắc) và núi - mũi Ông Diên (phía nam). Đối diện biển là những đồi cát đầy cây bụi hoang sơ.
Bãi Môn thuộc thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên dài chỉ chừng 500 m, nhưng được xếp vào danh thắng cấp quốc gia. Đây còn là bãi biển đón ngày mới sớm nhất ở Việt Nam. Phía trên cao bên phải là hải đăng Đại Lãnh với những vách núi cao tuyệt đẹp. Đây là một trong những điểm tuyệt vời để hạ trại trên biển.
Bãi tắm Kỳ Co nằm dưới chân dãy núi Phương Mai thuộc xã bán đảo Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, đẹp tựa một bức tranh nên thơ và hùng vĩ. Làn nước xanh và trong vắt. Đây là một trong những điểm đến mới của dân phượt.
Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây ré”. Đây là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía đông bắc, cách đất liền 15 hải lý. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Gần đây nhiều người đã biết đến Lý Sơn, nhưng nơi đây vẫn còn nhiều hoang sơ thú vị.
Nằm giữa ranh giới của 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Hòn Nưa có hình chú khủng long nhỏ đang nằm khi đứng nhìn từ đèo Cả. Bãi tắm ở đây nhỏ nhưng trong xanh và lặng, rất phù hợp để cắm trại và sinh hoạt tập thể. Trên hòn còn có hải đăng Hòn Nưa.
Cù Lao Câu, Cù Lao Cau, Hòn Câu đều là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km về hướng đông bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài là 1,5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Trên đảo có nhiều bãi đá đẹp chen lẫn bãi biển, nên tạo những không gian riêng tư.
Biển Làng Vân lấy theo tên gọi của làng cùi - làng phong nằm dưới chân đèo Hải Vân, là nơi cư trú của một số người dân bị phong sống tách biệt với người dân thành phố từ những năm 1980. Sau này được nhà nước hỗ trợ, họ được đưa vào trong thành phố sống hòa nhập với cộng đồng, vì thế Làng Vân vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ và mộc mạc của một làng dân chài ven biển, và là một trong những địa danh được yêu thích của du lịch phượt Đà Nẵng.
Biển Mũi Dinh thuộc làng Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, chỉ cách biển Cà Ná một vòng cung núi, cách Phan Rang chưa đầy 40 km về phía nam. Tại đây có hải đăng Mũi Dinh. Đây thường là nơi tránh bão của ghe tàu khi chạy vào Phú Quý, Bình Thuận.
Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 80 km về phía bắc. Điều thú vị là bên cạnh bãi biển còn có những ngọn đồi hay gành có màu đỏ (màu son) rất đặc sắc. Những dãy, hang núi cũng mang nhiều hình thù màu sắc lạ mắt. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau, tạo nên một sắc thái hài hòa, vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...
Nằm ngoài khơi Bình Thuận , đảo Phú Quý hay Cù lao Thu là nơi còn cực kỳ hoang sơ với dân du lịch, do còn khó đi, ít tàu bè, biển thường động mạnh. Đảo được hình thành từ núi lửa phun trào nên cảnh vật đa dạng với nhiều gềnh đá cao chen lẫn những bãi biển nhờ tuyệt đẹp. Ảnh: Hải An.
Quần đảo Thổ Chu ở cực Tây Nam của Tổ quốc là nơi dân phượt mơ ước được một lần đến. Trong những năm trước, đây là khu vực quân sự nên việc tham quan khám phá còn nhiều khó khăn, nhưng hiện nay đã dễ dàng hơn. Điểm làm cho mọi dân phượt đều ngả lòng khi nói đến điểm này là phải 5 ngày mới có một chuyến tàu từ Phú Quốc ra đảo, và rất dễ bị kẹt tại đảo do biển động.
Hòn Bảy Cạnh thuộc Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu. Những bãi biển ở đây tuyệt đẹp và cực kỳ hoang sơ. Đây còn là nơi tổ chức Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chọn làm nơi bảo tồn loài rùa biển quý hiếm và hàng năm có chương trình tuyển tình nguyện viên chăm sóc rùa.
Bãi cây Mến thuộc quần đảo Nam Du, Kiên Giang quyến rũ với những hàng dừa tuyệt đẹp. Đây là nơi dân phượt chọn là điểm phải khám phá trong năm 2014.