Hoa hậu Ý Nhi bị bạo lực mạng với mức độ "đập cho chết": Tại phiên chất vấn, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP HCM) yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an và Bộ VHTTDL về giải pháp bảo vệ cá nhân và tổ chức khi bị cộng đồng mạng xem như là bạo hành. “Hoa hậu Ý Nhi và phim "Đất rừng phương Nam" và cho rằng hai trường hợp này bị bạo lực mạng với mức độ "đập cho chết. Ai sẽ bảo vệ họ và bảo vệ như thế nào, hay phải chờ họ khiếu nại, kiến nghị?", đại biểu hỏi. Sắp ban hành Nghị định căn bản để quản lý mạng xã hội: Trả lời đại biểu Bích Châu, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quản lý mạng xã hội sẽ được sửa đổi trong Nghị định 72 dự kiến được Chính phủ ban hành cuối năm nay. Đây là nghị định căn bản để quản lý các mạng xã hội, trong đó có việc xâm hại đời tư. Bộ đã thành lập trung tâm xử lý tin giả quốc gia, nhưng cần thành lập các trung tâm xử lý tại từng tỉnh. Bộ cũng phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm, xử lý hình sự một số vụ việc xâm hại mang tính trọng tâm như vụ bà Phương Hằng, mang tính răn đe rất cao. Chúng ta sống trong xã hội thực hàng nghìn năm mà vẫn còn nhiều vấn đề huống chi mới di chuyển lên không gian mạng khoảng 20 năm. Do đó, cần đưa xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng vào chương trình đào tạo phổ thông…” Phim "Đất rừng phương Nam" không vi phạm pháp luật điện ảnh: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nói về nội dung liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam". “Hội đồng thẩm định phim đã họp, xem xét và cấp phép hoạt động. Hội đồng đánh giá, Bộ phim này không vi phạm pháp luật điện ảnh. Còn chuyện một số ý kiến dư luận cho rằng phim có biểu hiện này, biểu hiện khác thì đó là những dư luận chưa thật chuẩn xác. Cần xem xét nếu có vấn đề xúc phạm bôi xấu, thì sẽ xử lý theo các quy định hiện hành", ông Hùng nói. Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?: Chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) nói rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức phổ thông cơ bản được trang bị đến hết bậc THCS. THCS là dấu mốc rất quan trọng để tiếp tục thực hiện phân luồng học sinh. Hiện nay khi kết thúc chương trình THCS, các em học sinh không thi tốt nghiệp mà xét tốt nghiệp, trong đó khi kết thúc giai đoạn THPT thì lại thi tốt nghiệp THPT. "Xin bộ trưởng cho biết, có cần thay đổi lại theo hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS kết hợp với xét tuyển vào lớp 10 và xét tốt nghiệp THPT không?" Có một kỳ thi tốt nghiệp là cần thiết: Trả lời câu hỏi của đại biểu Hạnh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi kết thúc giai đoạn THPT, để kết thúc 12 năm giáo dục phổ thông thì có một kỳ thi tốt nghiệp là cần thiết, điều này được ghi rõ trong luật Giáo dục 2019. “Kỳ thi tốt nghiệp THPT mục đích và bản chất là tốt nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế kỳ thi này còn dùng cho việc đánh giá kết quả học tập và cạnh đó cũng là căn cứ để một số trường đại học sử dụng cho việc tuyển sinh. Với một số mục đích như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được tổ chức, tiếp tục tổ chức trong những năm tới", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói. Sẽ sáp nhập thêm 33 huyện, 1.327 xã của 58 tỉnh: Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sáp nhập huyện, xã được thực hiện từ 2021 - 2025 và hiện đang bước sang giai đoạn 2. Đây là chủ trương lớn nhằm thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, đồng thời cũng là việc khó, đòi hỏi quyết tâm chính trị của cả hệ thống. “Sau khi tổng rà soát, trong giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 đơn vị cấp huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện từ nay đến tháng 10/2024 kết thúc để tổ chức đại hội Đảng cấp cơ sở vào năm 2025”. Không có chuyện "xử lý quá cán bộ sợ không dám làm": Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, đấu tranh phòng chống tham nhũng là công tác rất trọng tâm của lực lượng công an triển khai trong thời gian qua. Về khâu xử lý đối tượng, có 2 tội danh chính: một là tội tham ô tài sản, ăn cắp tài sản nhà nước làm tài sản riêng; hai là đưa hối lộ, nhận hối lộ. Cho tới nay chưa bắt đối tượng nào liên quan mà không nhận tiền. Đâu đó có ý kiến "xử lý quá cán bộ sợ không dám làm" là không phải. Đây không phải là làm trái, lợi dụng trách nhiệm quyền hạn mà là nhận hối lộ. Việc xử lý, nhân dân rất đồng tình. Bạo lực học đường có nguyên nhân từ bạo lực gia đình: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê từ 1/9/2021 đến 5/11-/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan hơn 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường. Có nhiều nguyên nhân: Hàng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó 70-80% có liên quan bạo lực gia đình. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị bạo lực, bỏ rơi. Môi trường như vậy dẫn đến tỉ lệ học sinh liên quan bạo lực học đường rất lớn. Việc ngăn chặn bạo lực gia đình rất quan trọng. Nguồn lực chương trình chấn hưng văn hóa là làm cho nhiệm kỳ sau: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, để có giải pháp căn cơ, thực hiện theo kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, Bộ VHTTDL đang xây dựng chương trình mục tiêu chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn 10 năm. “Chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và 9 dự án thành phần. Trong đó nhấn mạnh về dự án môi trường văn hóa phát triển con người, nâng cao hiệu quả thông tin, bảo tồn, phát huy các giá trị, vấn đề về đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế và một số phần trong thiết chế. Chúng tôi hy vọng sau khi trình Quốc hội sẽ được phân bổ nguồn lực, đi trước và vượt qua tư duy nhiệm kỳ, làm cho nhiệm kỳ sau chứ không phải làm cho nhiệm kỳ này", ông Hùng nói. "Rùng mình" khi nghe Bí thư tỉnh ủy nói về "rừng" thủ tục: Làm rõ thêm một số nội dung được các đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khi nói về về vấn đề phân cấp ủy quyền đã nhấn mạnh nếu giải quyết được việc phân cấp thì có thể giải quyết được cả vấn đề cải cách thủ tục hành chính. “Bí thư một tỉnh phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn, vì chúng tôi đã giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình đường giao thông. Đồng chí này nói là đã phải trình 24 thủ tục hành chính thì mới được giải quyết. Thực sự tôi cũng "rùng mình" với thông tin này", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn ví dụ và cho rằng, còn những vướng mắc nhất định như các quy định chuyên ngành; nhiều địa phương, nhiều cơ quan vẫn không muốn phân cấp vì lợi ích, sợ mất đi quyền lực. Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vẫn “bí” vì xung đột quy định hiện hành: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khi đề cập việc khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nói rằng, việc này góp phần giải quyết những cán bộ đang né tránh, đùn đẩy công việc. “Hoan nghênh Bộ Nội vụ thời gian qua đã "đánh vật" với nhiệm vụ này và ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73. Trong đó khuyến khích ai tham gia sẽ được tôn vinh, khen thưởng và có cơ hội thăng tiến tốt hơn. Nhưng đến lĩnh vực "bảo vệ người dám nghĩ dám làm" thì chúng tôi bí, vì nó xung đột với tất cả quy định hiện hành. Muốn vậy thì phải sửa luật, nhưng tôi nghĩ cũng cực kỳ khó", Phó Thủ tướng nói. "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người": Đại biểu Phạm Nam Tiến (Đắk Nông) cho biết, sau một năm, từ Nghị quyết chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 với những giải pháp đưa ra, ngành thanh tra đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đội ngũ công chức làm công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng tăng lên, dẫn đến thực trạng "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Chuẩn hóa quy trình thanh tra: Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trả lời đại biểu Phạm Nam Tiến cho biết, quan điểm khi xảy ra các tiêu cực, tham nhũng của cơ quan tổ chức thanh tra nào và của cá nhân nào sẽ xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. TTCP đang chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng tiêu cực. Thời gian tới, TTCP sẽ tổ chức thực hiện Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; ban hành các thông tư hướng dẫn; chuẩn hóa quy trình thanh tra; nghiêm cấm nhận tiền, quà, giao lưu ăn uống với đối tượng thanh tra; nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra…>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) đánh giá về trả lời chất vấn của các bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.:
Hoa hậu Ý Nhi bị bạo lực mạng với mức độ "đập cho chết": Tại phiên chất vấn, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP HCM) yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an và Bộ VHTTDL về giải pháp bảo vệ cá nhân và tổ chức khi bị cộng đồng mạng xem như là bạo hành. “Hoa hậu Ý Nhi và phim "Đất rừng phương Nam" và cho rằng hai trường hợp này bị bạo lực mạng với mức độ "đập cho chết. Ai sẽ bảo vệ họ và bảo vệ như thế nào, hay phải chờ họ khiếu nại, kiến nghị?", đại biểu hỏi.
Sắp ban hành Nghị định căn bản để quản lý mạng xã hội: Trả lời đại biểu Bích Châu, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quản lý mạng xã hội sẽ được sửa đổi trong Nghị định 72 dự kiến được Chính phủ ban hành cuối năm nay. Đây là nghị định căn bản để quản lý các mạng xã hội, trong đó có việc xâm hại đời tư. Bộ đã thành lập trung tâm xử lý tin giả quốc gia, nhưng cần thành lập các trung tâm xử lý tại từng tỉnh. Bộ cũng phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm, xử lý hình sự một số vụ việc xâm hại mang tính trọng tâm như vụ bà Phương Hằng, mang tính răn đe rất cao. Chúng ta sống trong xã hội thực hàng nghìn năm mà vẫn còn nhiều vấn đề huống chi mới di chuyển lên không gian mạng khoảng 20 năm. Do đó, cần đưa xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng vào chương trình đào tạo phổ thông…”
Phim "Đất rừng phương Nam" không vi phạm pháp luật điện ảnh: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nói về nội dung liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam". “Hội đồng thẩm định phim đã họp, xem xét và cấp phép hoạt động. Hội đồng đánh giá, Bộ phim này không vi phạm pháp luật điện ảnh. Còn chuyện một số ý kiến dư luận cho rằng phim có biểu hiện này, biểu hiện khác thì đó là những dư luận chưa thật chuẩn xác. Cần xem xét nếu có vấn đề xúc phạm bôi xấu, thì sẽ xử lý theo các quy định hiện hành", ông Hùng nói.
Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?: Chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) nói rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức phổ thông cơ bản được trang bị đến hết bậc THCS. THCS là dấu mốc rất quan trọng để tiếp tục thực hiện phân luồng học sinh. Hiện nay khi kết thúc chương trình THCS, các em học sinh không thi tốt nghiệp mà xét tốt nghiệp, trong đó khi kết thúc giai đoạn THPT thì lại thi tốt nghiệp THPT. "Xin bộ trưởng cho biết, có cần thay đổi lại theo hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS kết hợp với xét tuyển vào lớp 10 và xét tốt nghiệp THPT không?"
Có một kỳ thi tốt nghiệp là cần thiết: Trả lời câu hỏi của đại biểu Hạnh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi kết thúc giai đoạn THPT, để kết thúc 12 năm giáo dục phổ thông thì có một kỳ thi tốt nghiệp là cần thiết, điều này được ghi rõ trong luật Giáo dục 2019. “Kỳ thi tốt nghiệp THPT mục đích và bản chất là tốt nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế kỳ thi này còn dùng cho việc đánh giá kết quả học tập và cạnh đó cũng là căn cứ để một số trường đại học sử dụng cho việc tuyển sinh. Với một số mục đích như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được tổ chức, tiếp tục tổ chức trong những năm tới", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Sẽ sáp nhập thêm 33 huyện, 1.327 xã của 58 tỉnh: Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sáp nhập huyện, xã được thực hiện từ 2021 - 2025 và hiện đang bước sang giai đoạn 2. Đây là chủ trương lớn nhằm thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, đồng thời cũng là việc khó, đòi hỏi quyết tâm chính trị của cả hệ thống. “Sau khi tổng rà soát, trong giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 đơn vị cấp huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện từ nay đến tháng 10/2024 kết thúc để tổ chức đại hội Đảng cấp cơ sở vào năm 2025”.
Không có chuyện "xử lý quá cán bộ sợ không dám làm": Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, đấu tranh phòng chống tham nhũng là công tác rất trọng tâm của lực lượng công an triển khai trong thời gian qua. Về khâu xử lý đối tượng, có 2 tội danh chính: một là tội tham ô tài sản, ăn cắp tài sản nhà nước làm tài sản riêng; hai là đưa hối lộ, nhận hối lộ. Cho tới nay chưa bắt đối tượng nào liên quan mà không nhận tiền. Đâu đó có ý kiến "xử lý quá cán bộ sợ không dám làm" là không phải. Đây không phải là làm trái, lợi dụng trách nhiệm quyền hạn mà là nhận hối lộ. Việc xử lý, nhân dân rất đồng tình.
Bạo lực học đường có nguyên nhân từ bạo lực gia đình: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê từ 1/9/2021 đến 5/11-/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan hơn 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường. Có nhiều nguyên nhân: Hàng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó 70-80% có liên quan bạo lực gia đình. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị bạo lực, bỏ rơi. Môi trường như vậy dẫn đến tỉ lệ học sinh liên quan bạo lực học đường rất lớn. Việc ngăn chặn bạo lực gia đình rất quan trọng.
Nguồn lực chương trình chấn hưng văn hóa là làm cho nhiệm kỳ sau: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, để có giải pháp căn cơ, thực hiện theo kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, Bộ VHTTDL đang xây dựng chương trình mục tiêu chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn 10 năm. “Chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và 9 dự án thành phần. Trong đó nhấn mạnh về dự án môi trường văn hóa phát triển con người, nâng cao hiệu quả thông tin, bảo tồn, phát huy các giá trị, vấn đề về đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế và một số phần trong thiết chế. Chúng tôi hy vọng sau khi trình Quốc hội sẽ được phân bổ nguồn lực, đi trước và vượt qua tư duy nhiệm kỳ, làm cho nhiệm kỳ sau chứ không phải làm cho nhiệm kỳ này", ông Hùng nói.
"Rùng mình" khi nghe Bí thư tỉnh ủy nói về "rừng" thủ tục: Làm rõ thêm một số nội dung được các đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khi nói về về vấn đề phân cấp ủy quyền đã nhấn mạnh nếu giải quyết được việc phân cấp thì có thể giải quyết được cả vấn đề cải cách thủ tục hành chính. “Bí thư một tỉnh phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn, vì chúng tôi đã giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình đường giao thông. Đồng chí này nói là đã phải trình 24 thủ tục hành chính thì mới được giải quyết. Thực sự tôi cũng "rùng mình" với thông tin này", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn ví dụ và cho rằng, còn những vướng mắc nhất định như các quy định chuyên ngành; nhiều địa phương, nhiều cơ quan vẫn không muốn phân cấp vì lợi ích, sợ mất đi quyền lực.
Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vẫn “bí” vì xung đột quy định hiện hành: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khi đề cập việc khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nói rằng, việc này góp phần giải quyết những cán bộ đang né tránh, đùn đẩy công việc. “Hoan nghênh Bộ Nội vụ thời gian qua đã "đánh vật" với nhiệm vụ này và ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73. Trong đó khuyến khích ai tham gia sẽ được tôn vinh, khen thưởng và có cơ hội thăng tiến tốt hơn. Nhưng đến lĩnh vực "bảo vệ người dám nghĩ dám làm" thì chúng tôi bí, vì nó xung đột với tất cả quy định hiện hành. Muốn vậy thì phải sửa luật, nhưng tôi nghĩ cũng cực kỳ khó", Phó Thủ tướng nói.
"Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người": Đại biểu Phạm Nam Tiến (Đắk Nông) cho biết, sau một năm, từ Nghị quyết chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 với những giải pháp đưa ra, ngành thanh tra đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đội ngũ công chức làm công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng tăng lên, dẫn đến thực trạng "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người".
Chuẩn hóa quy trình thanh tra: Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trả lời đại biểu Phạm Nam Tiến cho biết, quan điểm khi xảy ra các tiêu cực, tham nhũng của cơ quan tổ chức thanh tra nào và của cá nhân nào sẽ xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. TTCP đang chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng tiêu cực. Thời gian tới, TTCP sẽ tổ chức thực hiện Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; ban hành các thông tư hướng dẫn; chuẩn hóa quy trình thanh tra; nghiêm cấm nhận tiền, quà, giao lưu ăn uống với đối tượng thanh tra; nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra…
>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) đánh giá về trả lời chất vấn của các bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.: