Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?: “Hiện nay, cao tốc đi qua tỉnh Bình Thuận gần 200 km đi vào vận hành, lưu thông nhưng lại chưa bố trí trạm dừng chân. Khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc này không biết phải giải quyết "nỗi buồn" như thế nào? Đề nghị Bộ trưởng cho biết sẽ giải quyết vấn đề này ra sao và khi nào có trạm dừng chân?”, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Mong được cảm thông khi cao tốc không trạm dừng nghỉ: Trả lời chất vấn câu hói của đại biểu Thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận trách nhiệm trong việc chậm triển khai thực hiện các trạm dừng nghỉ: “Thời gian qua,việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu: vừa chạy vừa xếp hàng. Trước đây, chưa có quy định cụ thể về quy mô của các trạm dừng nghỉ, do vậy Bộ đã quyết liệt trong xây dựng hành lang pháp lý, quy hoạch, triển khai đấu thầu, mời gọi nhà đầu tư. Hiện đã tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư, 9 trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần thuộc giai đoạn 1 đang trong triển khai. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiến hành song song với quá trình hoàn thiện tuyến đường”. Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho biết, tại Nghị quyết số 62, Quốc hội đã giao nhiệm vụ trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT. Trong hơn một năm qua, mặc dù Bộ GTVT đang nỗ lực triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa hoàn thành. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và thời gian cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này? “Quyết liệt triển khai tháo gỡ khó khăn của 8 dự án BOT”: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định như trên khi trả lời đại biểu Trịnh Xuân An. Tuy nhiên, theo ông Thắng, nhiệm vụ này đã được triển khai từ lâu nhưng có nhiều vấn đề phức tạp trong việc tháo gỡ cho các dự án này. “Hiện nay Bộ GTVT đã tích cực triển khai các bước tháo gỡ khó khăn trong đó, nhà đầu tư cần hy sinh lợi nhuận, ngân hàng phải hy sinh lãi suất để bảo tồn vốn… Bộ đã tổng hợp và giải trình cụ thể, sẽ báo cáo Chính phủ trước ngày 15/11, hy vọng trong thời gian sớm nhất, Chính phủ sẽ trình Quốc hội tháo gỡ 8 dự án BOT”, ông Thắng cho biết. Cao tốc đi vào khai thác sớm hư hỏng, sửa chữa: Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) nêu câu hỏi chất vấn: “Với việc cùng một lúc phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, thời gian hoàn thành mục tiêu 3000 km cao tốc đã rất gấp rút và cận kề vào năm 2025 thì điều mà cử tri băn khoăn, lo lắng là chất lượng của các công trình giao thông. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể để không xảy ra tình trạng cao tốc đi vào khai thác sớm hư hỏng, sửa chữa, gây thất thoát lớn, lãng phí như tuyến Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Hà Nội- Lào Cai… trong thời gian vừa qua?Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng GTVT khẳng định có nhưng chỉ xảy ra ở một, hai vị trí, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. “Bộ luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và theo chuẩn quốc tế. Bộ đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu, trong đó có khó khăn về tài chính. Vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cần được giải quyết nhanh nhất. Bộ chịu trách nhiệm cao nhất trước Quốc hội và Chính phủ về chất lượng các công trình giao thông”, Bộ trưởng Thắng nói. Vốn liếng không nhiều nên phân kỳ đầu tư là đúng: Nói rõ thêm về vấn đề thiết kế xây dựng đường cao tốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đã có nhiều đại biểu tranh luận về vấn đề này. Vốn liếng của ta không có nhiều nên phân kỳ đầu tư là đúng. Nhưng vấn đề phân kỳ đầu tư phải đạt mức tối thiểu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông thì Bộ GTVT cần suy nghĩ thêm. Ngay cả những đoạn vừa hoàn thành trong cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Cao Bồ đi Thanh Hóa và Thanh Hóa đi Diễn Châu, theo quan sát và nhiều người cho rằng, số lượng xe tham gia giao thông rất ít, vì tốc độ chỉ có 80 km/giờ và không có làn đường giật cấp. Chỉ cần một xe bị tai nạn hoặc bị xịt lốp thì sẽ tắc nghẽn hết tất cả”. Đầu năm 2024 sẽ nâng tốc độ cao tốc từ 80 km/giờ lên 90 km/giờ: Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) về tốc độ tối đa trên các tuyến đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc với 4 giới hạn về tốc độ, cao nhất là 120km/h và thấp nhất 60km/h. Các tiêu chuẩn đặt ra phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật. Nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh có thể chạy được 120km/h, như Hạ Long - Móng Cái, Hà Nội - Hải Phòng. Chỉ cần thêm một yếu tố có độ nhám, có thể tăng tốc độ từ 100km/h lên 120km/h. Bộ GTVT đã điều chỉnh quy hoạch thiết kế đường cao tốc, dự kiến đầu năm 2024 sẽ thay đổi tốc độ giới hạn tối đa ở cao tốc từ 80km/h lên 90km/h. Trách nhiệm trình dự án đầu tư không chính xác thuộc về ai?: Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng GTVT nêu: “2/3 tổng vốn đầu tư công của giai đoạn dành cho giao thông, nhưng các dự án GTVT ở tất cả các nhóm cũng như các dự án quan trọng quốc gia đều phải điều chỉnh thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư. Cho thấy công tác chuẩn bị chủ trương đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư là không chính xác. Trong khi đó, hồ sơ trình đều báo cáo là chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, khoa học, thực tiễn; các dự án thì đều có phương án dự phòng, kể cả dự phòng ngân sách. Trách nhiệm trong việc trình không chính xác thuộc về ai? Có cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi trình để các dự án không chính xác phải kéo dài thời gian tổ chức thực hiện? Trách nhiệm quản lý nhà nước trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép?: Chất vấn Bộ trưởng TNMT, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho biết, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra phức tạp nhiều năm qua và đã có nhiều vụ án được phanh phui, điều tra. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian vừa qua, giải pháp khắc phục trong thời gian tới? Khai thác khoáng sản trái phép xảy ra có liên quan đến “cán bộ địa phương”. Trả lời đại biểu Thúy, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT phối hợp với địa phương tập trung cấp phép, kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác khoáng sản. “Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc này, nhưng vai trò rất lớn nằm ở phía các địa phương. Sau khi các vụ án, vụ việc khai thác khoáng sản trái phép xảy ra có liên quan đến “cán bộ địa phương bảo vệ”. Tới đây Bộ TN&MT sẽ phối hợp kiểm tra, giám sát việc này và đề nghị xử lý nghiêm vi phạm”. Liệu có xảy ra những vụ giống ngân hàng SCB trong thời gian tới: Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói, bà con cử tri nhắn tin cho ông đặt vấn đề về tình hình các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng hiện đang được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt như SCB. "Xin Thống đốc cho biết liệu có khả năng sắp tới xảy ra những vụ giống như SCB thời gian qua nữa hay không, để cho khách hàng có tiền gửi họ yên tâm. Hiện 4 - 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là "hết sức nguy hiểm", đại biểu Hòa nói. Việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém thực sự là rất khó: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh như trên khi trả lời đại biểu. "Trong điều kiện bình thường đã khó rồi, trong bối cảnh kinh tế chịu tác động của Covid-19, tác động kinh tế thế giới thời gian qua, việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém càng khó hơn. Đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém là đề án khó, chưa có tiền lệ, trong khi cán bộ tham gia chưa có kinh nghiệm. Việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia đề án cũng khó khăn. Ngoài ra, về nguồn lực để thực hiện cũng cần phải xin ý kiến các cơ quan liên quan, có sự đồng thuận, thống nhất. Việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền, có chủ trương và đang trong quá trình thực hiện các bước theo kế hoạch này ", bà Hồng nói. Nơi bỏ không trụ sở, nơi thì chật chội, xuống cấp: Chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai ( Hưng Yên) đề cập tới những bất cập trong vấn đề quản lý tài sản công, điển hình là câu chuyện các trụ sở công bị bỏ không sau sáp nhập, gây lãng phí. “Thời gian qua và sắp tới, nhiều đơn vị hành chính cấp xã, huyện đã và sẽ được sáp nhập. Tuy nhiên, việc sắp xếp trụ sở các đơn vị thuộc diện sáp nhập còn chậm; một số trụ sở bỏ trống, gây lãng phí, trong khi đó nhiều cơ quan đang phải sử dụng chung, nhiều trụ sở chật chội, xuống cấp, không đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công chức. Đề nghị làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp căn cơ cho vấn đề trên”. Khoảng 1000 tài sản công chưa được xử lý: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm của cơ quan các cấp. Trong đó, tài sản công của cơ quan Trung ương, bộ, ngành quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ, cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Tài chính, cơ quan trực tiếp quản lý là các bộ, ngành. Đa số tài sản công khi sắp xếp các huyện, xã thuộc quản lý của UBND tỉnh. Theo số liệu của Bộ Tài chính, khoảng 90% tài sản công đã được xử lý, còn 10% - tương ứng khoảng 1.000 tài sản công vẫn chưa được xử lý, trong đó khoảng 500 tài sản công đang bỏ không, tạo nên sự lãng phí. >>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nói về phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?: “Hiện nay, cao tốc đi qua tỉnh Bình Thuận gần 200 km đi vào vận hành, lưu thông nhưng lại chưa bố trí trạm dừng chân. Khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc này không biết phải giải quyết "nỗi buồn" như thế nào? Đề nghị Bộ trưởng cho biết sẽ giải quyết vấn đề này ra sao và khi nào có trạm dừng chân?”, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.
Mong được cảm thông khi cao tốc không trạm dừng nghỉ: Trả lời chất vấn câu hói của đại biểu Thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận trách nhiệm trong việc chậm triển khai thực hiện các trạm dừng nghỉ: “Thời gian qua,việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu: vừa chạy vừa xếp hàng. Trước đây, chưa có quy định cụ thể về quy mô của các trạm dừng nghỉ, do vậy Bộ đã quyết liệt trong xây dựng hành lang pháp lý, quy hoạch, triển khai đấu thầu, mời gọi nhà đầu tư. Hiện đã tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư, 9 trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần thuộc giai đoạn 1 đang trong triển khai. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiến hành song song với quá trình hoàn thiện tuyến đường”.
Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho biết, tại Nghị quyết số 62, Quốc hội đã giao nhiệm vụ trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT. Trong hơn một năm qua, mặc dù Bộ GTVT đang nỗ lực triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa hoàn thành. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và thời gian cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này?
“Quyết liệt triển khai tháo gỡ khó khăn của 8 dự án BOT”: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định như trên khi trả lời đại biểu Trịnh Xuân An. Tuy nhiên, theo ông Thắng, nhiệm vụ này đã được triển khai từ lâu nhưng có nhiều vấn đề phức tạp trong việc tháo gỡ cho các dự án này. “Hiện nay Bộ GTVT đã tích cực triển khai các bước tháo gỡ khó khăn trong đó, nhà đầu tư cần hy sinh lợi nhuận, ngân hàng phải hy sinh lãi suất để bảo tồn vốn… Bộ đã tổng hợp và giải trình cụ thể, sẽ báo cáo Chính phủ trước ngày 15/11, hy vọng trong thời gian sớm nhất, Chính phủ sẽ trình Quốc hội tháo gỡ 8 dự án BOT”, ông Thắng cho biết.
Cao tốc đi vào khai thác sớm hư hỏng, sửa chữa: Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) nêu câu hỏi chất vấn: “Với việc cùng một lúc phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, thời gian hoàn thành mục tiêu 3000 km cao tốc đã rất gấp rút và cận kề vào năm 2025 thì điều mà cử tri băn khoăn, lo lắng là chất lượng của các công trình giao thông. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể để không xảy ra tình trạng cao tốc đi vào khai thác sớm hư hỏng, sửa chữa, gây thất thoát lớn, lãng phí như tuyến Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Hà Nội- Lào Cai… trong thời gian vừa qua?
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng GTVT khẳng định có nhưng chỉ xảy ra ở một, hai vị trí, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. “Bộ luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và theo chuẩn quốc tế. Bộ đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu, trong đó có khó khăn về tài chính. Vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cần được giải quyết nhanh nhất. Bộ chịu trách nhiệm cao nhất trước Quốc hội và Chính phủ về chất lượng các công trình giao thông”, Bộ trưởng Thắng nói.
Vốn liếng không nhiều nên phân kỳ đầu tư là đúng: Nói rõ thêm về vấn đề thiết kế xây dựng đường cao tốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đã có nhiều đại biểu tranh luận về vấn đề này. Vốn liếng của ta không có nhiều nên phân kỳ đầu tư là đúng. Nhưng vấn đề phân kỳ đầu tư phải đạt mức tối thiểu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông thì Bộ GTVT cần suy nghĩ thêm. Ngay cả những đoạn vừa hoàn thành trong cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Cao Bồ đi Thanh Hóa và Thanh Hóa đi Diễn Châu, theo quan sát và nhiều người cho rằng, số lượng xe tham gia giao thông rất ít, vì tốc độ chỉ có 80 km/giờ và không có làn đường giật cấp. Chỉ cần một xe bị tai nạn hoặc bị xịt lốp thì sẽ tắc nghẽn hết tất cả”.
Đầu năm 2024 sẽ nâng tốc độ cao tốc từ 80 km/giờ lên 90 km/giờ: Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) về tốc độ tối đa trên các tuyến đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc với 4 giới hạn về tốc độ, cao nhất là 120km/h và thấp nhất 60km/h. Các tiêu chuẩn đặt ra phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật. Nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh có thể chạy được 120km/h, như Hạ Long - Móng Cái, Hà Nội - Hải Phòng. Chỉ cần thêm một yếu tố có độ nhám, có thể tăng tốc độ từ 100km/h lên 120km/h. Bộ GTVT đã điều chỉnh quy hoạch thiết kế đường cao tốc, dự kiến đầu năm 2024 sẽ thay đổi tốc độ giới hạn tối đa ở cao tốc từ 80km/h lên 90km/h.
Trách nhiệm trình dự án đầu tư không chính xác thuộc về ai?: Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng GTVT nêu: “2/3 tổng vốn đầu tư công của giai đoạn dành cho giao thông, nhưng các dự án GTVT ở tất cả các nhóm cũng như các dự án quan trọng quốc gia đều phải điều chỉnh thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư. Cho thấy công tác chuẩn bị chủ trương đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư là không chính xác. Trong khi đó, hồ sơ trình đều báo cáo là chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, khoa học, thực tiễn; các dự án thì đều có phương án dự phòng, kể cả dự phòng ngân sách. Trách nhiệm trong việc trình không chính xác thuộc về ai? Có cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi trình để các dự án không chính xác phải kéo dài thời gian tổ chức thực hiện?
Trách nhiệm quản lý nhà nước trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép?: Chất vấn Bộ trưởng TNMT, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho biết, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra phức tạp nhiều năm qua và đã có nhiều vụ án được phanh phui, điều tra. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian vừa qua, giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Khai thác khoáng sản trái phép xảy ra có liên quan đến “cán bộ địa phương”. Trả lời đại biểu Thúy, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT phối hợp với địa phương tập trung cấp phép, kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác khoáng sản. “Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc này, nhưng vai trò rất lớn nằm ở phía các địa phương. Sau khi các vụ án, vụ việc khai thác khoáng sản trái phép xảy ra có liên quan đến “cán bộ địa phương bảo vệ”. Tới đây Bộ TN&MT sẽ phối hợp kiểm tra, giám sát việc này và đề nghị xử lý nghiêm vi phạm”.
Liệu có xảy ra những vụ giống ngân hàng SCB trong thời gian tới: Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói, bà con cử tri nhắn tin cho ông đặt vấn đề về tình hình các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng hiện đang được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt như SCB. "Xin Thống đốc cho biết liệu có khả năng sắp tới xảy ra những vụ giống như SCB thời gian qua nữa hay không, để cho khách hàng có tiền gửi họ yên tâm. Hiện 4 - 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là "hết sức nguy hiểm", đại biểu Hòa nói.
Việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém thực sự là rất khó: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh như trên khi trả lời đại biểu. "Trong điều kiện bình thường đã khó rồi, trong bối cảnh kinh tế chịu tác động của Covid-19, tác động kinh tế thế giới thời gian qua, việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém càng khó hơn. Đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém là đề án khó, chưa có tiền lệ, trong khi cán bộ tham gia chưa có kinh nghiệm. Việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia đề án cũng khó khăn. Ngoài ra, về nguồn lực để thực hiện cũng cần phải xin ý kiến các cơ quan liên quan, có sự đồng thuận, thống nhất. Việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền, có chủ trương và đang trong quá trình thực hiện các bước theo kế hoạch này ", bà Hồng nói.
Nơi bỏ không trụ sở, nơi thì chật chội, xuống cấp: Chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai ( Hưng Yên) đề cập tới những bất cập trong vấn đề quản lý tài sản công, điển hình là câu chuyện các trụ sở công bị bỏ không sau sáp nhập, gây lãng phí. “Thời gian qua và sắp tới, nhiều đơn vị hành chính cấp xã, huyện đã và sẽ được sáp nhập. Tuy nhiên, việc sắp xếp trụ sở các đơn vị thuộc diện sáp nhập còn chậm; một số trụ sở bỏ trống, gây lãng phí, trong khi đó nhiều cơ quan đang phải sử dụng chung, nhiều trụ sở chật chội, xuống cấp, không đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công chức. Đề nghị làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp căn cơ cho vấn đề trên”.
Khoảng 1000 tài sản công chưa được xử lý: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm của cơ quan các cấp. Trong đó, tài sản công của cơ quan Trung ương, bộ, ngành quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ, cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Tài chính, cơ quan trực tiếp quản lý là các bộ, ngành. Đa số tài sản công khi sắp xếp các huyện, xã thuộc quản lý của UBND tỉnh. Theo số liệu của Bộ Tài chính, khoảng 90% tài sản công đã được xử lý, còn 10% - tương ứng khoảng 1.000 tài sản công vẫn chưa được xử lý, trong đó khoảng 500 tài sản công đang bỏ không, tạo nên sự lãng phí.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nói về phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.