Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp, rất dễ lây lan trong cộng đồng tạo thành dịch, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết sau một tuần, không để lại di chứng.Đau mắt đỏ do virus đang ở thời điểm bắt đầu mùa dịch, dự báo bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa mắt cũng khẳng định việc phòng bệnh đau mắt đỏ không hề khó khăn. Cơ chế lây bênh: Virus có nhiều trong nước mắt và dử mắt của người bệnh nên có thể lây qua: Vật dụng sinh họat: dùng chung khăn; thau rửa mặt, bệnh nhân dùng tay dụi mắt rồi cầm nắm đồ vật dùng chung, hoặc lây qua bể bơi; ruồi trung gian. Đường nước bọt: do nước mắt tiết ra thóat qua lệ đạo xuống mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi virus sẽ theo nước bọt lây lan cho người khác.Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau (đặc biệt vào buối sáng khi bé vừa thức giấc). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Các triệu chứng khác thường gặp bao gồm: Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng. Để phòng tránh hiện tượng này, bác sĩ thường dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, vệ sinh mắt bé ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây viêm màng kết cho bé. Bạn tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với người nhà. Để phòng ngừa chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn nên giữ cho tay bé sạch sẽ. Bạn nên rửa tay bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé. Thống kê cho thấy, ngoài việc thích mút tay, nhiều bé còn thích cho tay lên dụi mắt. Khi bàn tay bé chứa đầy vi khuẩn, mắt của bé cũng bị lây nhiễm theo. Tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, bông (hoặc giấy) vệ sinh mắt, thậm chí cả gối ngủ với người nhà. Ngay sau khi bạn phát hiện ra bé mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm ra biện pháp điều trị thích hợp. Một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể liên quan đến chứng viêm kết mạc, khiến mắt bé bị đau đồng thời gây cản trở thị lực cho bé.
Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp, rất dễ lây lan trong cộng đồng tạo thành dịch, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết sau một tuần, không để lại di chứng.
Đau mắt đỏ do virus đang ở thời điểm bắt đầu mùa dịch, dự báo bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa mắt cũng khẳng định việc phòng bệnh đau mắt đỏ không hề khó khăn.
Cơ chế lây bênh: Virus có nhiều trong nước mắt và dử mắt của người bệnh nên có thể lây qua: Vật dụng sinh họat: dùng chung khăn; thau rửa mặt, bệnh nhân dùng tay dụi mắt rồi cầm nắm đồ vật dùng chung, hoặc lây qua bể bơi; ruồi trung gian. Đường nước bọt: do nước mắt tiết ra thóat qua lệ đạo xuống mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi virus sẽ theo nước bọt lây lan cho người khác.
Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau (đặc biệt vào buối sáng khi bé vừa thức giấc). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
Các triệu chứng khác thường gặp bao gồm: Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng.
Để phòng tránh hiện tượng này, bác sĩ thường dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, vệ sinh mắt bé ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây viêm màng kết cho bé.
Bạn tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với người nhà.
Để phòng ngừa chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn nên giữ cho tay bé sạch sẽ. Bạn nên rửa tay bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé.
Thống kê cho thấy, ngoài việc thích mút tay, nhiều bé còn thích cho tay lên dụi mắt. Khi bàn tay bé chứa đầy vi khuẩn, mắt của bé cũng bị lây nhiễm theo.
Tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, bông (hoặc giấy) vệ sinh mắt, thậm chí cả gối ngủ với người nhà.
Ngay sau khi bạn phát hiện ra bé mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm ra biện pháp điều trị thích hợp. Một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể liên quan đến chứng viêm kết mạc, khiến mắt bé bị đau đồng thời gây cản trở thị lực cho bé.