Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc và Việt Nam. Nhiều phong tục truyền thống trong ngày Tết của hai nước có nhiều điểm giống nhau.Trong đó, Tết là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, thăm hỏi người thân... Đặc biệt, người dân Việt Nam và Trung Quốc đều có phong tục mừng tuổi ngày Tết.Phong tục lì xì trẻ em ngày Tết với mục đích chúc mừng tuổi mới của các em cũng như chúc các em gặp nhiều may mắn, thông minh, học giỏi, xua đuổi tà khí...Đối với người Trung Quốc, vào sáng mùng 1 Tết, toàn bộ gia đình tập trung đông đủ cùng ăn bữa cơm đầu năm, đón chào một năm mới.Vào dịp Tết, cha mẹ, ông bà trong gia đình sẽ phát phong bao lì xì mừng tuổi (thường là lì xì màu đỏ bên trong có tiền) cho con cháu sau khi nhận được lời chúc Tết.Khách đến nhà, đặc biệt là trẻ em sẽ được gia chủ phát phong bao lì xì mừng tuổi khi tới chúc Tết gia đình.Theo truyền thống, trẻ em nhận được những phong bao lì xì mừng tuổi sẽ tích lại và cất dưới gối ngủ trong khoảng 1 tuần trước khi mở ra.Người dân Việt Nam cũng có phong tục mừng tuổi ngày Tết cho trẻ em. Sau khi con cháu chúc thọ ông bà, cha mẹ và các bậc cao niên, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới bỏ trong những phong bao lì xì đỏ.Khi trẻ nhận được tiền lì xì sẽ vui cười. Tiếng cười của trẻ em được cho là có thể xua đuổi điều xấu, gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Ngày nay, con cháu và những người trẻ tuổi cũng mừng tuổi ông bà, cha mẹ và các bậc trưởng lão trong nhà với lời chúc họ sẽ gặp nhiều may mắn, khỏe mạnh.Tại Việt Nam, tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn được gọi là “tiền mở hàng”. Ngày xưa, người dân còn có tục lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ ngụ ý rằng số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Mời quý độc giả xem video: Năm 1950, người Việt đón tết như thế nào? (nguồn: Facebook/Hà Nội)
Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc và Việt Nam. Nhiều phong tục truyền thống trong ngày Tết của hai nước có nhiều điểm giống nhau.
Trong đó, Tết là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, thăm hỏi người thân... Đặc biệt, người dân Việt Nam và Trung Quốc đều có phong tục mừng tuổi ngày Tết.
Phong tục lì xì trẻ em ngày Tết với mục đích chúc mừng tuổi mới của các em cũng như chúc các em gặp nhiều may mắn, thông minh, học giỏi, xua đuổi tà khí...
Đối với người Trung Quốc, vào sáng mùng 1 Tết, toàn bộ gia đình tập trung đông đủ cùng ăn bữa cơm đầu năm, đón chào một năm mới.
Vào dịp Tết, cha mẹ, ông bà trong gia đình sẽ phát phong bao lì xì mừng tuổi (thường là lì xì màu đỏ bên trong có tiền) cho con cháu sau khi nhận được lời chúc Tết.
Khách đến nhà, đặc biệt là trẻ em sẽ được gia chủ phát phong bao lì xì mừng tuổi khi tới chúc Tết gia đình.
Theo truyền thống, trẻ em nhận được những phong bao lì xì mừng tuổi sẽ tích lại và cất dưới gối ngủ trong khoảng 1 tuần trước khi mở ra.
Người dân Việt Nam cũng có phong tục mừng tuổi ngày Tết cho trẻ em. Sau khi con cháu chúc thọ ông bà, cha mẹ và các bậc cao niên, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới bỏ trong những phong bao lì xì đỏ.
Khi trẻ nhận được tiền lì xì sẽ vui cười. Tiếng cười của trẻ em được cho là có thể xua đuổi điều xấu, gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Ngày nay, con cháu và những người trẻ tuổi cũng mừng tuổi ông bà, cha mẹ và các bậc trưởng lão trong nhà với lời chúc họ sẽ gặp nhiều may mắn, khỏe mạnh.
Tại Việt Nam, tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn được gọi là “tiền mở hàng”. Ngày xưa, người dân còn có tục lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ ngụ ý rằng số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Mời quý độc giả xem video: Năm 1950, người Việt đón tết như thế nào? (nguồn: Facebook/Hà Nội)