Hỏi: Một người họ hàng của tôi có 4 con trai bị nghiện thì 2 người bị AIDS giai đoạn cuối đã mất. Còn 2 người mang căn bệnh này từ nhiều năm nay nhưng có thuốc nên vẫn sống. Mỗi khi gia đình có giỗ Tết, nhà họ ngồi chung mâm với gia đình tôi. Tôi thì tránh nhưng vợ con tôi cho là không lây (trong khi con trai tôi sâu răng và hay loét miệng, con rể đau dạ dày).
Có hôm đứa cháu bị AIDS thái thức ăn lỡ thái vào tay rồi rửa ngay máu vào chậu đang có miếng thịt đang thái dở. Trong khi đó, người này cũng viêm họng, ho khù khụ. Tôi thì sợ lây nhưng nhiều người do tiếp xúc hằng ngày nên họ bảo không lây. Xin chuyên gia trả lời cho tôi với những trường hợp ăn chung, uống chung như vậy có lây không? - (bạn đọc ở Hải Phòng).
|
Ảnh minh họa. |
NGƯT.BS Đặng Văn Khoát, trường Đại học Y tế công cộng, Chuyên gia về HIV/AIDS trả lời: Dù ngồi chung mâm khi có giỗ Tết, dù con trai bạn sâu răng và hay loét miệng, con rể bạn đau dạ dày... nhưng không có sự tiếp xúc giữa máu hai người nhiễm HIV với răng miệng của con trai bạn thì không có nguy cơ lây nhiễm qua đường máu.
Với con rể bạn lại hoàn toàn không phải lo ngại. HIV không lây qua đường tiêu hóa. Cháu bạn là bệnh nhân AIDS thái thức ăn bị đứt tay rồi rửa tay vào chậu nước có miếng thịt đang thái dở. Giả sử là miếng thịt có dính nước trong chậu thì khi đun nấu, HIV sẽ bị tiêu diệt.
Khi bệnh nhân AIDS ho và các giọt nước bọt bắn vào trong không khí thì bạn cũng không nên sợ. Mọi người nói đúng vì HIV không lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.