TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM trả lời:
Thịt lợn được tiêu thụ rất nhiều trong các bữa ăn gia đình của người Việt, đặc biệt là trong các ngày Tết. Do đó, nguồn cung cấp thịt lợn cũng rất đa dạng, từ lợn nuôi trong chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho đến lợn thả rông, lợn nhập từ Campuchia. Các loại lợn có nguồn gốc không đảm bảo thường có chứa nang sán dải lợn (Taenia solium), còn gọi là lợn gạo. Nếu sử dụng thịt lợn này làm nem chua hoặc nướng thịt chưa chín, người ăn vào có thể nhiễm nang sán đi chu du khắp cơ thể, phổ biến nhất là lên não, mắt, hoặc ra ngoài da tạo thành những nốt gạo lợn dưới da.
Để phòng ngừa, phải nấu chín kỹ thịt để diệt nang sán, đồng thời mua thịt có kiểm dịch của cơ quan thú ý, không nên ham rẻ mà mua thịt lợn không rõ nguồn gốc. Không nên chuộng lợn thả rông của đồng bào vùng cao vì lợn thả rông khả năng bị nhiễm sán rất lớn.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: