Nguyên liệu cho một suất bún gồm nước dùng được ninh từ 5 - 6 giờ để có được vị ngọt mà không ngán, bún sợi to, rau, dưa, thịt tươi, nấm và trứng.
Cách thưởng thức bún qua cầu tương tự như ăn lẩu song ở đây nước dùng được múc ra bát lớn thay vì đun sôi trên bếp. Từ đó, mỗi người một suất tự ý chần bún, thịt, trứng để thưởng thức.Nhiều người lần đầu thưởng thức bún qua cầu tỏ ra e ngại vì nước không đủ nhiệt để làm chín đồ ăn. Thực tế, nhờ có lớp mỡ mỏng ở phía trên nên nước giữ được độ nóng khá lâu. Thịt, trứng, rau cho vào sẽ được làm chín một cách dễ dàng. Khi ăn bún qua cầu, bạn không được tùy tiện mà cần tuân theo các thứ tự nghiêm ngặt. Trước tiên, thả vào bát quả trứng, dừng một chút để trứng chín, sau đó lần lượt cho thịt, rau, nấm và sau cùng là mì.Trộn đều vài lần là bạn có thể tận hưởng vị nóng hổi, ngầy ngậy, ngọt mềm, dai dai tự nhiên của nấm, rau, thịt và trứng. Ngoài sự công phu trong chế biến, cách ăn, bún qua cầu còn nổi tiếng bởi truyền thuyết về sự ra đời của món ăn này. Chuyện kể, một người vợ nghèo ngày ngày qua cầu đưa mì cho chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ.Vì đường dài nên đồ ăn thường bị nguội. Tình cờ một lần, đứa con ở nhà cho thịt vào bát canh, gắp ra thấy vừa nóng vừa ngon nên người vợ nghĩ ra cách mới làm bún cho chồng. Cô còn sáng tạo cho một lớp mỡ gà vào canh để giữ cho nước được nóng lâu.Câu chuyện không có gì đặc biệt nhưng để lại ấn tượng mạnh và được truyền khẩu nhiều đời. Có lẽ, người ta nhớ đến nó vì cảm động về tình cảm gắn bó, chăm sóc tận tâm của người vợ dành cho chồng.
Nguyên liệu cho một suất bún gồm nước dùng được ninh từ 5 - 6 giờ để có được vị ngọt mà không ngán, bún sợi to, rau, dưa, thịt tươi, nấm và trứng.
Cách thưởng thức bún qua cầu tương tự như ăn lẩu song ở đây nước dùng được múc ra bát lớn thay vì đun sôi trên bếp. Từ đó, mỗi người một suất tự ý chần bún, thịt, trứng để thưởng thức.
Nhiều người lần đầu thưởng thức bún qua cầu tỏ ra e ngại vì nước không đủ nhiệt để làm chín đồ ăn. Thực tế, nhờ có lớp mỡ mỏng ở phía trên nên nước giữ được độ nóng khá lâu. Thịt, trứng, rau cho vào sẽ được làm chín một cách dễ dàng.
Khi ăn bún qua cầu, bạn không được tùy tiện mà cần tuân theo các thứ tự nghiêm ngặt. Trước tiên, thả vào bát quả trứng, dừng một chút để trứng chín, sau đó lần lượt cho thịt, rau, nấm và sau cùng là mì.
Trộn đều vài lần là bạn có thể tận hưởng vị nóng hổi, ngầy ngậy, ngọt mềm, dai dai tự nhiên của nấm, rau, thịt và trứng.
Ngoài sự công phu trong chế biến, cách ăn, bún qua cầu còn nổi tiếng bởi truyền thuyết về sự ra đời của món ăn này. Chuyện kể, một người vợ nghèo ngày ngày qua cầu đưa mì cho chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ.
Vì đường dài nên đồ ăn thường bị nguội. Tình cờ một lần, đứa con ở nhà cho thịt vào bát canh, gắp ra thấy vừa nóng vừa ngon nên người vợ nghĩ ra cách mới làm bún cho chồng. Cô còn sáng tạo cho một lớp mỡ gà vào canh để giữ cho nước được nóng lâu.
Câu chuyện không có gì đặc biệt nhưng để lại ấn tượng mạnh và được truyền khẩu nhiều đời. Có lẽ, người ta nhớ đến nó vì cảm động về tình cảm gắn bó, chăm sóc tận tâm của người vợ dành cho chồng.