Thức ăn thái quá to: Việc thái thực phẩm quá to là một trong những thói quen nấu nướng sai lầm mà chị em nội trợ thường mắc. Thói quen này khiến cho thực phẩm không thể chín đều, thiếu hương vị độc đáo và món ăn trở nên không bắt mắt. Ảnh: Internet.Đổ quá nhiều thực phẩm vào nồi nấu: Việc bạn trút quá nhiều thực phẩm trong một nồi khiến cho chúng không thể ngấm đều gia vị và chín đều. Do đó, để chất lượng món ăn được ngon hơn, bạn hãy dùng đúng cỡ nồi so với lượng thức ăn cần nấu. Nếu nồi quá nhỏ trong khi đồ ăn thì nhiều thì bạn nên chia nhỏ thành nhiều phần để nấu. Ảnh: Vietact.Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào: Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C. Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư. Ảnh: Alphagalileo.Dùng dầu ăn đã qua chế biến nhiều lần: Dầu ăn vừa được xem là gia vị vừa là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu hàng ngày. Chúng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, việc sử dùng dầu ăn qua nhiều lần chế biến, chắt qua chắt lại sẽ gây biến đổi chất và tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Internet.Dùng đũa, thìa kim loại tiếp xúc với chảo chống dính khi nấu: Thói quen nấu nướng này sẽ làm xước lớp chống dính nếu chúng tiếp xúc với nhau khi xào nấu. Tốt hơn cả, hãy dùng đũa hoặc thìa gỗ khi nấu nướng để giữ cho chảo cũng như nồi được bền nhất. Ảnh: Internet.Đun nóng hộp nhựa: Đây là một trong những thói quen nấu ăn sai lầm bạn cần tránh ngay. Tuyệt đối không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Ảnh: Internet.Rửa thịt sống xong mà không rửa sạch lại bồn rửa: Khi rửa thịt sống, bồn rửa đã bị ô nhiễm do những vi khuẩn của thịt gây ra và có thể gây ra bệnh nếu chúng ta tiếp tục sử dụng bồn rửa đó để rửa tiếp những thực phẩm rau, củ, quả khác. Vì vậy, sau khi rửa thịt sống thì ngay lập tức phải rửa sạch bồn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người trong gia đình. Ảnh: VTC.Đặt đồ thủy tinh vào lò nướng: Dù đồ thủy tinh này được chế tạo có thể đặt trực tiếp trên bếp lửa, nhưng khi cho vào lò vi sóng thì sẽ khác. Nó rất khó có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong lò vi sóng, khiến cấu trúc đồ vật bị phá hủy. Ảnh: Internet.Thời gian đun nấu lâu: Thời gian đun nấu càng lâu thì các chất dinh dưỡng càng dễ bay hơi ra không khí. Đó là chưa kể việc đun lâu có thể khiến các chất trong thực phẩm sẽ bị biến đổi thành chất gây hại. Vì thế, nếu không phải các món ninh hay hầm thì tốt nhất bạn chỉ nên tắt bếp khi đồ ăn vừa chín tới là vừa ngon lại bổ dưỡng. Ảnh: Internet.Cắt rau xong mới rửa: Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin. Ảnh: Internet.Ngâm rau lâu trong nước: Thói quen này làm mất nhiều vitamin tan trong nước. Chị em nên rửa rau dưới vòi trước cho trôi bớt bụi bẩn, sau đó rửa nhanh trong chậu. Nếu không yên tâm về nguồn gốc, có thể ngâm thêm nước muối 5-7 phút. Ảnh: Kent.Dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc: Trứng vừa luộc chín ngâm vào nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì nước lã chứa lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn. Ảnh: Simplyrecipes.Dùng nước nóng rã đông thịt: Khi dùng nước nóng để rã đông, các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và ngon nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối rã đông thịt. Ảnh: Internet.Lạm dụng các món nướng: Trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư. Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Những phần thịt đã bị cháy đen chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất, vì vậy, hãy loại bỏ chúng trước khi ăn. Ảnh: Internet.
Thức ăn thái quá to: Việc thái thực phẩm quá to là một trong những thói quen nấu nướng sai lầm mà chị em nội trợ thường mắc. Thói quen này khiến cho thực phẩm không thể chín đều, thiếu hương vị độc đáo và món ăn trở nên không bắt mắt. Ảnh: Internet.
Đổ quá nhiều thực phẩm vào nồi nấu: Việc bạn trút quá nhiều thực phẩm trong một nồi khiến cho chúng không thể ngấm đều gia vị và chín đều. Do đó, để chất lượng món ăn được ngon hơn, bạn hãy dùng đúng cỡ nồi so với lượng thức ăn cần nấu. Nếu nồi quá nhỏ trong khi đồ ăn thì nhiều thì bạn nên chia nhỏ thành nhiều phần để nấu. Ảnh: Vietact.
Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào: Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C. Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư. Ảnh: Alphagalileo.
Dùng dầu ăn đã qua chế biến nhiều lần: Dầu ăn vừa được xem là gia vị vừa là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu hàng ngày. Chúng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, việc sử dùng dầu ăn qua nhiều lần chế biến, chắt qua chắt lại sẽ gây biến đổi chất và tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Internet.
Dùng đũa, thìa kim loại tiếp xúc với chảo chống dính khi nấu: Thói quen nấu nướng này sẽ làm xước lớp chống dính nếu chúng tiếp xúc với nhau khi xào nấu. Tốt hơn cả, hãy dùng đũa hoặc thìa gỗ khi nấu nướng để giữ cho chảo cũng như nồi được bền nhất. Ảnh: Internet.
Đun nóng hộp nhựa: Đây là một trong những thói quen nấu ăn sai lầm bạn cần tránh ngay. Tuyệt đối không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Ảnh: Internet.
Rửa thịt sống xong mà không rửa sạch lại bồn rửa: Khi rửa thịt sống, bồn rửa đã bị ô nhiễm do những vi khuẩn của thịt gây ra và có thể gây ra bệnh nếu chúng ta tiếp tục sử dụng bồn rửa đó để rửa tiếp những thực phẩm rau, củ, quả khác. Vì vậy, sau khi rửa thịt sống thì ngay lập tức phải rửa sạch bồn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người trong gia đình. Ảnh: VTC.
Đặt đồ thủy tinh vào lò nướng: Dù đồ thủy tinh này được chế tạo có thể đặt trực tiếp trên bếp lửa, nhưng khi cho vào lò vi sóng thì sẽ khác. Nó rất khó có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong lò vi sóng, khiến cấu trúc đồ vật bị phá hủy. Ảnh: Internet.
Thời gian đun nấu lâu: Thời gian đun nấu càng lâu thì các chất dinh dưỡng càng dễ bay hơi ra không khí. Đó là chưa kể việc đun lâu có thể khiến các chất trong thực phẩm sẽ bị biến đổi thành chất gây hại. Vì thế, nếu không phải các món ninh hay hầm thì tốt nhất bạn chỉ nên tắt bếp khi đồ ăn vừa chín tới là vừa ngon lại bổ dưỡng. Ảnh: Internet.
Cắt rau xong mới rửa: Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin. Ảnh: Internet.
Ngâm rau lâu trong nước: Thói quen này làm mất nhiều vitamin tan trong nước. Chị em nên rửa rau dưới vòi trước cho trôi bớt bụi bẩn, sau đó rửa nhanh trong chậu. Nếu không yên tâm về nguồn gốc, có thể ngâm thêm nước muối 5-7 phút. Ảnh: Kent.
Dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc: Trứng vừa luộc chín ngâm vào nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì nước lã chứa lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn. Ảnh: Simplyrecipes.
Dùng nước nóng rã đông thịt: Khi dùng nước nóng để rã đông, các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và ngon nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối rã đông thịt. Ảnh: Internet.
Lạm dụng các món nướng: Trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư. Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Những phần thịt đã bị cháy đen chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất, vì vậy, hãy loại bỏ chúng trước khi ăn. Ảnh: Internet.