Su su Tam Đảo. Nếu như ở miền xuôi, su su chỉ trồng một năm một lần thì người dân Tam Đảo trồng loại rau này quanh năm. Ngoài sản lượng, su su nơi đây cũng “ăn đứt” các vùng khác nhờ độ tươi sạch, ngọt và không xơ. Có được sự thơm ngon đó là nhờ lớp đất xốp ẩm, màu mỡ và khí hậu mát mẻ ít nơi có được. Xôi đen. Không chỉ là món ăn truyền thống, xôi đen còn được đồng bào Sán Dìu nơi đây xem như vị thuốc quý chữa đau đầu, bổ máu. Xôi được làm từ gạo nếp và lá cây xau xau – một loại cây rừng thân gỗ có mùi thơm hương nhu. Điều đặc biệt của món ăn này là chỉ cần bảo quản bình thường cũng lâu bị ôi thiu, rất hợp với việc dự trữ đi đường xa, làm quà biếu.Rượu chít. Rượu chít đặc biệt nhờ được ngâm từ rượu ngon với sâu chít. Loại sâu này khá khó tìm vì chủ yếu sống trong các bụi chít. Để có được nó, người ta phải vào rừng, tìm những cây héo úa, bóc ra để lấy những con sâu nằm giữa ngọn cây. Sâu chít màu trắng ngà, đem ngâm rượu có tác dụng trị chứng “bất lực” cực tốt.Thịt lợn rừng. Lợn Tam Đảo đích thực là lợn rừng bởi chúng chủ yếu được thả rông, đến bữa gọi về cho ăn thêm rau, cám nên khá chậm lớn, mõm dài, lông xồm xoàm, mông quắt, bụng thon. Lợn chỉ chừng 15 – 16kg là có thể đem mổ. Thịt lợn rừng Tam Đảo có ưu điểm ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt. Gà đồi. Địa hình đồi núi buộc gà nơi đây phải “tập luyện nhiều”, khiến từng thớ thịt trở nên ngọt mềm mà săn chắc. Ngoài gà luộc, người dân nơi đây có thể biến tấu các món tuyệt ngon như gà bọc giấy bạc, gà đắp đất, gà rắc muối nướng… Thịt tái bò kiến đốt. Để có được đĩa thịt đãi khách, người dân nơi đây cắt miếng thịt bê mới mổ còn nóng hổi đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng rồi chọc cho chúng bâu kín vào miếng thịt. Nguyên liệu càng thu hút được nhiều kiến càng tốt.
Măng Tam Đảo. Măng Tam Đảo chủ yếu là loại măng sặt, măng nứa. Măng lấy về, bóc vỏ, luộc qua rồi ngâm nước muối. Khi ăn, người ta chỉ cần luộc lại, chấm với mắm tôm, chan ớt là thấy đủ vị giòn tan, ngọt thanh.Cá thính. Cá thính tuyệt ngon nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một dần do cách chế biến cầu kỳ. Để làm cá thính, người ta mua cá về, đánh vẩy, mổ bỏ lòng rồi rửa sạch. Sau khi ướp muối, cá được xếp vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4-7 ngày tùy theo thời tiết. Sau thời gian chờ cá ngấm muối, dùng 2 tay ép cá cho khô lại. Rang ngô hoặc gạo rồi xay mịn thành bột thính, nhồi vào mình, đầu và thân cá cho đều. Xếp tất cả vào lọ cao cổ miệng nhỏ bằng thủy tinh hoặc sành sứ, úp ngược lọ vào một bát nước. Để vài tháng đã có thể ăn được. Món cá tuyệt ngon khi được nướng trên than hoa thoang thoảng mùi thơm, vị chua dịu.
Su su Tam Đảo. Nếu như ở miền xuôi, su su chỉ trồng một năm một lần thì người dân Tam Đảo trồng loại rau này quanh năm. Ngoài sản lượng, su su nơi đây cũng “ăn đứt” các vùng khác nhờ độ tươi sạch, ngọt và không xơ. Có được sự thơm ngon đó là nhờ lớp đất xốp ẩm, màu mỡ và khí hậu mát mẻ ít nơi có được.
Xôi đen. Không chỉ là món ăn truyền thống, xôi đen còn được đồng bào Sán Dìu nơi đây xem như vị thuốc quý chữa đau đầu, bổ máu. Xôi được làm từ gạo nếp và lá cây xau xau – một loại cây rừng thân gỗ có mùi thơm hương nhu. Điều đặc biệt của món ăn này là chỉ cần bảo quản bình thường cũng lâu bị ôi thiu, rất hợp với việc dự trữ đi đường xa, làm quà biếu.
Rượu chít. Rượu chít đặc biệt nhờ được ngâm từ rượu ngon với sâu chít. Loại sâu này khá khó tìm vì chủ yếu sống trong các bụi chít. Để có được nó, người ta phải vào rừng, tìm những cây héo úa, bóc ra để lấy những con sâu nằm giữa ngọn cây. Sâu chít màu trắng ngà, đem ngâm rượu có tác dụng trị chứng “bất lực” cực tốt.
Thịt lợn rừng. Lợn Tam Đảo đích thực là lợn rừng bởi chúng chủ yếu được thả rông, đến bữa gọi về cho ăn thêm rau, cám nên khá chậm lớn, mõm dài, lông xồm xoàm, mông quắt, bụng thon. Lợn chỉ chừng 15 – 16kg là có thể đem mổ. Thịt lợn rừng Tam Đảo có ưu điểm ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt.
Gà đồi. Địa hình đồi núi buộc gà nơi đây phải “tập luyện nhiều”, khiến từng thớ thịt trở nên ngọt mềm mà săn chắc. Ngoài gà luộc, người dân nơi đây có thể biến tấu các món tuyệt ngon như gà bọc giấy bạc, gà đắp đất, gà rắc muối nướng…
Thịt tái bò kiến đốt. Để có được đĩa thịt đãi khách, người dân nơi đây cắt miếng thịt bê mới mổ còn nóng hổi đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng rồi chọc cho chúng bâu kín vào miếng thịt. Nguyên liệu càng thu hút được nhiều kiến càng tốt.
Măng Tam Đảo. Măng Tam Đảo chủ yếu là loại măng sặt, măng nứa. Măng lấy về, bóc vỏ, luộc qua rồi ngâm nước muối. Khi ăn, người ta chỉ cần luộc lại, chấm với mắm tôm, chan ớt là thấy đủ vị giòn tan, ngọt thanh.
Cá thính. Cá thính tuyệt ngon nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một dần do cách chế biến cầu kỳ. Để làm cá thính, người ta mua cá về, đánh vẩy, mổ bỏ lòng rồi rửa sạch. Sau khi ướp muối, cá được xếp vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4-7 ngày tùy theo thời tiết.
Sau thời gian chờ cá ngấm muối, dùng 2 tay ép cá cho khô lại. Rang ngô hoặc gạo rồi xay mịn thành bột thính, nhồi vào mình, đầu và thân cá cho đều. Xếp tất cả vào lọ cao cổ miệng nhỏ bằng thủy tinh hoặc sành sứ, úp ngược lọ vào một bát nước. Để vài tháng đã có thể ăn được. Món cá tuyệt ngon khi được nướng trên than hoa thoang thoảng mùi thơm, vị chua dịu.