Haggis. Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland. Nó được làm từ nội tạng cừu như phổi, gan và tim. Các bộ phận này được trộn đều với hành tây băm nhỏ, muối, gia vị, thịt bò cùng mỡ cừu nguyên chất.
Tiếp đó, đầu bếp trộn lẫn hỗn hợp trên với nước xương hầm, nhồi tất cả vào trong một chiếc dạ dày rồi ninh trên ngọn lửa nhỏ khoảng ba giờ. Món ăn lúc thành phẩm có hình giống như một quả cầu hoặc thuôn dài như những chiếc xúc xích và hương vị tuyệt ngon. Óc lợn sống. So với óc lợn trần của Việt Nam, đặc sản óc lợn sống của Peru thực sự kinh khủng. Người ta không thực hiện bất kỳ thao tác làm chín nào mà mà để nguyên như vậy, ướp gia vị thật đậm đà rồi thưởng thức. Chitlins. Chitlins vốn là sự lựa chọn chủ yếu của người dân nghèo nước Mỹ. Nhờ sự độc đáo, dần dần nó trở thành món ngon trong các dịp đặc biệt như Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến chitlins là phần ruột non của lợn, cừu hoặc thịt bò. Để chế biến chitlins, cần dành nhiều thời gian để loại bỏ phần mỡ còn sót lại và làm sạch. Nếu không thực hiện đúng cách, món ăn sẽ phát mùi thum thủm khi ăn. Điều đặc biệt, khi chưa chế biến ruột non có mùi khó chịu thì khi thành phẩm chúng lại vô cùng hấp dẫn.
Sandwich não chiên. Để tạo ra một chiếc bánh sandwich não chiên, người ta đặt những lát não bê giữa bánh mỳ. Món này rất phổ biến trước khi dịch bò điên xuất hiện và được phục vụ với bánh mỳ trắng mỏng trong các khách sạn Missouri ở Mỹ.
Hiện bánh vẫn được phục vụ ở khu vực thung lũng sông Ohio nhưng bộ não bị đánh dập và đặt trong bánh. Tuy nhiên, não bò trên 30 tháng tuổi không được phép sử dụng do lo ngại sự ảnh hưởng của dịch bệnh bò điên.
Shiokara. Shiokara nổi danh là món ăn truyền thống của Nhật Bản. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên món ăn này là nội tạng cá. Đôi khi, người ta có thể tận dụng các bộ phận khác từ cá sống hoặc mực nang... Thay vì làm chín, để chế biến shiokara thành công, người dân Nhật làm sạch nguyên liệu. Tiếp đó, các bà nội trợ sẽ trộn nội tạng cá với 10% muối và 30% mạch nha lúa rồi cho vào một hũ thủy tinh kín và lên men suốt một tháng. Khi thành phẩm, món ăn đổi màu nâu, bầy nhầy và bốc mùi khủng khiếp. Shioraka không thích hợp để nhâm nhi. Người ta thường cho nhanh vào miệng rồi uống một chút rượu để “át” vị tanh nồng.
Haggis. Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland. Nó được làm từ nội tạng cừu như phổi, gan và tim. Các bộ phận này được trộn đều với hành tây băm nhỏ, muối, gia vị, thịt bò cùng mỡ cừu nguyên chất.
Tiếp đó, đầu bếp trộn lẫn hỗn hợp trên với nước xương hầm, nhồi tất cả vào trong một chiếc dạ dày rồi ninh trên ngọn lửa nhỏ khoảng ba giờ. Món ăn lúc thành phẩm có hình giống như một quả cầu hoặc thuôn dài như những chiếc xúc xích và hương vị tuyệt ngon.
Óc lợn sống. So với óc lợn trần của Việt Nam, đặc sản óc lợn sống của Peru thực sự kinh khủng.
Người ta không thực hiện bất kỳ thao tác làm chín nào mà mà để nguyên như vậy, ướp gia vị thật đậm đà rồi thưởng thức.
Chitlins. Chitlins vốn là sự lựa chọn chủ yếu của người dân nghèo nước Mỹ. Nhờ sự độc đáo, dần dần nó trở thành món ngon trong các dịp đặc biệt như Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến chitlins là phần ruột non của lợn, cừu hoặc thịt bò. Để chế biến chitlins, cần dành nhiều thời gian để loại bỏ phần mỡ còn sót lại và làm sạch. Nếu không thực hiện đúng cách, món ăn sẽ phát mùi thum thủm khi ăn. Điều đặc biệt, khi chưa chế biến ruột non có mùi khó chịu thì khi thành phẩm chúng lại vô cùng hấp dẫn.
Sandwich não chiên. Để tạo ra một chiếc bánh sandwich não chiên, người ta đặt những lát não bê giữa bánh mỳ. Món này rất phổ biến trước khi dịch bò điên xuất hiện và được phục vụ với bánh mỳ trắng mỏng trong các khách sạn Missouri ở Mỹ.
Hiện bánh vẫn được phục vụ ở khu vực thung lũng sông Ohio nhưng bộ não bị đánh dập và đặt trong bánh. Tuy nhiên, não bò trên 30 tháng tuổi không được phép sử dụng do lo ngại sự ảnh hưởng của dịch bệnh bò điên.
Shiokara. Shiokara nổi danh là món ăn truyền thống của Nhật Bản.
Nguyên liệu chủ yếu để làm nên món ăn này là nội tạng cá. Đôi khi, người ta có thể tận dụng các bộ phận khác từ cá sống hoặc mực nang...
Thay vì làm chín, để chế biến shiokara thành công, người dân Nhật làm sạch nguyên liệu. Tiếp đó, các bà nội trợ sẽ trộn nội tạng cá với 10% muối và 30% mạch nha lúa rồi cho vào một hũ thủy tinh kín và lên men suốt một tháng.
Khi thành phẩm, món ăn đổi màu nâu, bầy nhầy và bốc mùi khủng khiếp. Shioraka không thích hợp để nhâm nhi. Người ta thường cho nhanh vào miệng rồi uống một chút rượu để “át” vị tanh nồng.