Lươn (Nhật Bản). Người Nhật rất thích thú với các món hải sản tươi sống. Trong số đó có món lươn bất chấp đặc điểm nhầy nhụa, nhớp nháp từ chúng. Rất đơn giản, người ta chọn loại lươn bé, thêm giấm, một chút rượu sake xung quanh cho ngấm thịt rồi nhai sống, nuốt gọn. Bạch tuộc. Là món ăn được yêu thích ở Hàn Quốc. Những con bạch tuộc đầy súc tu chỉ được làm sạch, ướp qua dầu mè là có thể xơi tái. Tuy nhiên, không phải bữa ăn nào cũng suôn sẻ, súc tu bạch tuộc có thể dính vào họng, khiến thực khách tử vong vì ngạt thở.Ếch. Món ăn khá phổ biến ở Nhật. Tại đây, ếch được làm sạch, các đầu bếp sẽ đâm con ếch, sau đó chặt đầu, lột da ngay trước mắt thực khách. Thịt ếch được lọc cẩn thận, bày trên đĩa kèm đá lạnh và một lát chanh. Món ăn được thưởng thức tươi sống cùng một chút nước tương. Mặc dù, ếch bị giết chết nhưng vẫn có những phản xạ như co giật và nhấp nháy mắt khiến không ít người ám ảnh.Dơi ăn quả (đảo Guam). Thịt dơi khá phổ biến tại Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Người ta có thể chế biến thành nhiều món như nướng, hầm hoặc chiên giòn để tận dụng lượng protein cao trong khi hàm lượng chất béo khá thấp. Tuy nhiên, tại đảo Guam, người dân thưởng thức món dơi sống. Để thưởng thức, dơi được rửa sạch, nhúng nước sôi để loại bỏ phần lông thô ráp rồi đun sôi trước khi thưởng thức với nước cốt dừa và rau xanh. Rắn (Ấn Độ). Không phải là món ăn được phục vụ thường xuyên. Năm 2007, Sutari Nayak (46 tuổi) khiến mọi người kinh ngạc khi nhai thịt rắn sống một cách ngon lành trước mặt mọi người. Ấu trùng (Italy). Những con ấu trùng này thỏa thích sinh sôi trong bánh casu marzu – một loại pho mát sữa cừu truyền thống của người dân Italy. Những chú ấu trùng này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình lên men, phân hủy chất béo của phô mai làm chúng mềm, rỉ nước. Điều đặc biệt, khi ăn người ta khôn loại bỏ những chú ấu trùng này mà sẽ được hóa kiếp khi người ta cắn từng miếng bánh.Kiến ướp lạnh (Đan Mạch). Không được bày bán phổ biến, bạn chỉ nhâm nhi những chú kiến sống khi đến nhà hàng tại Copenhagen. Món ăn có vị giòn của kiến, cay cay và phảng phất mùi hương của gừng, rau mùi và sả.
Tôm say rượu (Trung Quốc). Để ăn sống, người ta chọn những con tôm thật mẩy song kích cỡ khá nhỏ. Mặc kệ con vật nhảy nhót khi được ngâm trong rượu, người ăn sẽ xơi tái chúng ngay sau đó. Đối với loại tôm to hơn, bạn có thể tận dụng rượu để làm chất đốt, khiến tôm trở nên chín tái, xua bớt vị tanh.
Lươn (Nhật Bản). Người Nhật rất thích thú với các món hải sản tươi sống. Trong số đó có món lươn bất chấp đặc điểm nhầy nhụa, nhớp nháp từ chúng. Rất đơn giản, người ta chọn loại lươn bé, thêm giấm, một chút rượu sake xung quanh cho ngấm thịt rồi nhai sống, nuốt gọn.
Bạch tuộc. Là món ăn được yêu thích ở Hàn Quốc. Những con bạch tuộc đầy súc tu chỉ được làm sạch, ướp qua dầu mè là có thể xơi tái. Tuy nhiên, không phải bữa ăn nào cũng suôn sẻ, súc tu bạch tuộc có thể dính vào họng, khiến thực khách tử vong vì ngạt thở.
Ếch. Món ăn khá phổ biến ở Nhật. Tại đây, ếch được làm sạch, các đầu bếp sẽ đâm con ếch, sau đó chặt đầu, lột da ngay trước mắt thực khách. Thịt ếch được lọc cẩn thận, bày trên đĩa kèm đá lạnh và một lát chanh. Món ăn được thưởng thức tươi sống cùng một chút nước tương. Mặc dù, ếch bị giết chết nhưng vẫn có những phản xạ như co giật và nhấp nháy mắt khiến không ít người ám ảnh.
Dơi ăn quả (đảo Guam). Thịt dơi khá phổ biến tại Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Người ta có thể chế biến thành nhiều món như nướng, hầm hoặc chiên giòn để tận dụng lượng protein cao trong khi hàm lượng chất béo khá thấp. Tuy nhiên, tại đảo Guam, người dân thưởng thức món dơi sống. Để thưởng thức, dơi được rửa sạch, nhúng nước sôi để loại bỏ phần lông thô ráp rồi đun sôi trước khi thưởng thức với nước cốt dừa và rau xanh.
Rắn (Ấn Độ). Không phải là món ăn được phục vụ thường xuyên. Năm 2007, Sutari Nayak (46 tuổi) khiến mọi người kinh ngạc khi nhai thịt rắn sống một cách ngon lành trước mặt mọi người.
Ấu trùng (Italy). Những con ấu trùng này thỏa thích sinh sôi trong bánh casu marzu – một loại pho mát sữa cừu truyền thống của người dân Italy. Những chú ấu trùng này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình lên men, phân hủy chất béo của phô mai làm chúng mềm, rỉ nước. Điều đặc biệt, khi ăn người ta khôn loại bỏ những chú ấu trùng này mà sẽ được hóa kiếp khi người ta cắn từng miếng bánh.
Kiến ướp lạnh (Đan Mạch). Không được bày bán phổ biến, bạn chỉ nhâm nhi những chú kiến sống khi đến nhà hàng tại Copenhagen. Món ăn có vị giòn của kiến, cay cay và phảng phất mùi hương của gừng, rau mùi và sả.
Tôm say rượu (Trung Quốc). Để ăn sống, người ta chọn những con tôm thật mẩy song kích cỡ khá nhỏ. Mặc kệ con vật nhảy nhót khi được ngâm trong rượu, người ăn sẽ xơi tái chúng ngay sau đó. Đối với loại tôm to hơn, bạn có thể tận dụng rượu để làm chất đốt, khiến tôm trở nên chín tái, xua bớt vị tanh.