Chè cốm hạt sen. Chè cốm nấu với hạt sen có vị bùi, thơm, dẻo gợi nhớ mùa thu Hà Nội. Hạt sen phải ninh nhừ để ráo. Hoà tan đường, bột sắn, bột ngô với 3 bát nước. Bắc nồi lên bếp đun đến khi nào thấy sánh sánh màu trắng đục thì vặn nhỏ lửa, cho hạt sen và cốm vào, quấy đều tay đến khi bột sánh trong nhìn rõ hạt cốm là được. Món này có thể ăn nóng, để nguội hay ăn với đá đều được, có thể thêm nước cốt dừa cho thơm, béo.Chè ngô cốm. Chè ngô cốm có thể ăn nóng, nguội hay lạnh tùy thích. Món chè này có vị thanh khiết của cốm kèm vị béo ngậy của nước cốt dừa. Ăn chè nóng cũng ngon mà để lạnh cũng tuyệt! Chè nấu xong để nguội rồi cất vào tủ lạnh, khi ăn chỉ cần thêm nước cốt dừa, không cần đá vẫn mát mà không ảnh hưởng đến độ ngọt của chè. Chè củ lăng. Củ lăng là loại củ dân dã thường được trồng ở miền quê. Món chè củ lăng giản dị có vị bùi của củ lăng, vị béo của nước cốt dừa và hương thơm nhẹ nhàng của lá nếp khiến ai cũng thích thú. Chè sắn. Chỉ cần biến tấu một chút với nước dừa các bạn sẽ có món chè sắn nóng hổi cho ngày thu se lạnh. Bát chè sắn bùi bùi, béo ngậy, thơm lừng mùi cốt dừa rất thích hợp cho sự quây quần của cả nhà trong những ngày se lạnh, mưa lất phất. Chè bà ba. Đây là món chè thập cẩm đặc trưng của vùng Nam Bộ. Món chè này ăn nóng rất ngon, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với mùi thơm của đậu xanh, bùi bùi của khoai lang, củ sắn và hạt sen, thoang thoảng mùi thơm của lá nếp.Chè bí đỏ. Vị ngọt của đường, bùi bùi của bí và béo béo của nướt cốt dừa sẽ tạo cho bạn cảm giác muốn ăn mãi. Bát chè nóng nóng thơm lừng trong tiết trời thu khi gia đình quây quần sẽ làm cho mọi người thích thú.
Chè cốm hạt sen. Chè cốm nấu với hạt sen có vị bùi, thơm, dẻo gợi nhớ mùa thu Hà Nội. Hạt sen phải ninh nhừ để ráo. Hoà tan đường, bột sắn, bột ngô với 3 bát nước. Bắc nồi lên bếp đun đến khi nào thấy sánh sánh màu trắng đục thì vặn nhỏ lửa, cho hạt sen và cốm vào, quấy đều tay đến khi bột sánh trong nhìn rõ hạt cốm là được. Món này có thể ăn nóng, để nguội hay ăn với đá đều được, có thể thêm nước cốt dừa cho thơm, béo.
Chè ngô cốm. Chè ngô cốm có thể ăn nóng, nguội hay lạnh tùy thích. Món chè này có vị thanh khiết của cốm kèm vị béo ngậy của nước cốt dừa. Ăn chè nóng cũng ngon mà để lạnh cũng tuyệt! Chè nấu xong để nguội rồi cất vào tủ lạnh, khi ăn chỉ cần thêm nước cốt dừa, không cần đá vẫn mát mà không ảnh hưởng đến độ ngọt của chè.
Chè củ lăng. Củ lăng là loại củ dân dã thường được trồng ở miền quê. Món chè củ lăng giản dị có vị bùi của củ lăng, vị béo của nước cốt dừa và hương thơm nhẹ nhàng của lá nếp khiến ai cũng thích thú.
Chè sắn. Chỉ cần biến tấu một chút với nước dừa các bạn sẽ có món chè sắn nóng hổi cho ngày thu se lạnh. Bát chè sắn bùi bùi, béo ngậy, thơm lừng mùi cốt dừa rất thích hợp cho sự quây quần của cả nhà trong những ngày se lạnh, mưa lất phất.
Chè bà ba. Đây là món chè thập cẩm đặc trưng của vùng Nam Bộ. Món chè này ăn nóng rất ngon, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với mùi thơm của đậu xanh, bùi bùi của khoai lang, củ sắn và hạt sen, thoang thoảng mùi thơm của lá nếp.
Chè bí đỏ. Vị ngọt của đường, bùi bùi của bí và béo béo của nướt cốt dừa sẽ tạo cho bạn cảm giác muốn ăn mãi. Bát chè nóng nóng thơm lừng trong tiết trời thu khi gia đình quây quần sẽ làm cho mọi người thích thú.