Măng rừng. Có rất nhiều loại măng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…. Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức. Rau sắng. Còn gọi là rau ngót rừng. Rau được chế biến và nấu như rau ngót, nhưng khác với rau ngót bởi cái vị bùi bùi mà ngầy ngậy khó tả. Lá sắng xanh thẫm, bóng mỡ màng. Canh rau sắng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn… Khi không có thịt cá, chỉ rau sắng nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi. Đặc biệt, với những người sành ăn, khi nấu suông như vậy mới cảm nhận được hết hương vị của rau sắng. Bát canh xanh ngắt thơm mát lành. Rau củ khởi. Đây là thứ rau dại mọc ở hàng rào trên mảnh đất Lào Cao. Vị hơi đắng lại ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng đã khiến nó trở thành một thứ đặc sản mà ai lên tới đây cũng muốn ăn thử và thích mang về. Rau củ khởi thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Canh rau củ khởi ăn nóng và nguội đều ngon. Khi mới ăn, thực khách có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi, nhưng sau có vị ngọt bùi đọng lại, khiến người ăn không biết ngán bao giờ. Cây vón vén. Cây vón vén là một loại cây thân dây leo, lá có vị chua, lá xanh mọc đối xứng, tươi tốt quanh năm, mùa hè ra hoa nhỏ li ti màu hồng nhạt. Cây này thường mọc ở trong rừng. Nó có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua, đặc biệt dùng nấu với cá hoặc xương thì ngon chưa từng thấy. Rau dớn (dương xỉ). Loài cây này mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Rau dễ chế biến, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là phổ biến và ngon nhất. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất để xào rau dớn. Đập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút; bắc xuống nêm bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã nhỏ...Ăn rau dớn không quen thấy hơi nhớt và chát, nhưng quen rồi thì lại muốn thưởng thức lần tiếp theo. Cây móc, cây song mây. Hai loại cây này hơi kiếm. Những quả non của cây móc, cây song mây thường được dùng để nấu cháo, nấu canh, ngăn ngắt đắng, nhưng sau lại có vị ngọt rất sâu. Hoa ban. Hoa ban thường được nấu canh cùng măng đắng. Quả non của cây hoa ban cũng thường được dùng xào hoặc nấu xôi, tạo vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt rất ngon.Hoa đủ đủ đực. Hoa đu đủ đực thường được bán kèm quả cà rừng để làm nộm. Món canh hoa đu đủ đực nấu với cá lóc cũng rất thú vị đấy.
Măng rừng. Có rất nhiều loại măng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím….
Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
Rau sắng. Còn gọi là rau ngót rừng. Rau được chế biến và nấu như rau ngót, nhưng khác với rau ngót bởi cái vị bùi bùi mà ngầy ngậy khó tả. Lá sắng xanh thẫm, bóng mỡ màng. Canh rau sắng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn…
Khi không có thịt cá, chỉ rau sắng nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi. Đặc biệt, với những người sành ăn, khi nấu suông như vậy mới cảm nhận được hết hương vị của rau sắng. Bát canh xanh ngắt thơm mát lành.
Rau củ khởi. Đây là thứ rau dại mọc ở hàng rào trên mảnh đất Lào Cao. Vị hơi đắng lại ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng đã khiến nó trở thành một thứ đặc sản mà ai lên tới đây cũng muốn ăn thử và thích mang về.
Rau củ khởi thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Canh rau củ khởi ăn nóng và nguội đều ngon. Khi mới ăn, thực khách có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi, nhưng sau có vị ngọt bùi đọng lại, khiến người ăn không biết ngán bao giờ.
Cây vón vén. Cây vón vén là một loại cây thân dây leo, lá có vị chua, lá xanh mọc đối xứng, tươi tốt quanh năm, mùa hè ra hoa nhỏ li ti màu hồng nhạt. Cây này thường mọc ở trong rừng. Nó có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua, đặc biệt dùng nấu với cá hoặc xương thì ngon chưa từng thấy.
Rau dớn (dương xỉ). Loài cây này mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Rau dễ chế biến, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là phổ biến và ngon nhất. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất để xào rau dớn.
Đập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút; bắc xuống nêm bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã nhỏ...Ăn rau dớn không quen thấy hơi nhớt và chát, nhưng quen rồi thì lại muốn thưởng thức lần tiếp theo.
Cây móc, cây song mây. Hai loại cây này hơi kiếm.
Những quả non của cây móc, cây song mây thường được dùng để nấu cháo, nấu canh, ngăn ngắt đắng, nhưng sau lại có vị ngọt rất sâu.
Hoa ban. Hoa ban thường được nấu canh cùng măng đắng. Quả non của cây hoa ban cũng thường được dùng xào hoặc nấu xôi, tạo vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt rất ngon.
Hoa đủ đủ đực. Hoa đu đủ đực thường được bán kèm quả cà rừng để làm nộm. Món canh hoa đu đủ đực nấu với cá lóc cũng rất thú vị đấy.