Tăng hương vị món hầm. Thay vì dùng nước lọc để chế biến súp, món hầm quen thuộc. Bạn có thể tận dụng nước chè mạn để om. Trà mạn có tác dụng giúp món hầm thơm hơn, nhừ đúng kiểu. Nước trà cũng có thể dùng nấu cơm hoặc luộc nui. Tuy nhiên, lúc này bạn cần pha trà thật loãng để mang lại cảm giác mới lạ cho món ăn quen thuộc. Chống ngấy cho món ngon. Bằng cách trộn đều bột trà xanh và bột mì chế biến các loại bánh, bạn sẽ có được món ăn thanh mát, thơm nhẹ mà không ngấy. Nguyên liệu tẩm ướp. Nếu là người đam mê vị trà, chị em có thể tận dụng chúng làm nguyên liệu ướp thức ăn chống ngán. Đầu tiên, bạn kết hợp trà khô với muối, ớt hay các loại gia vị khác rồi tẩm ướp thịt bò, lợn và chế biến thành món ăn.
Trị mùi hôi ở bếp. Những ngóc ngách trong bếp, thùng rác thường tỏa ra mùi hôi khó chịu mà bạn khó có thể trị tận gốc bằng cách vệ sinh hàng ngày. Thay vào đó, hãy rắc một chút lá trà khô để hút ẩm, làm sạch triệt để.
Khử mùi tủ lạnh. Nếu trong nhà không sẵn baking soda, hãy cho trà khô vào một chiếc bát con, để tủ lạnh là chúng có thể hút hết mùi khó chịu. Làm sạch thớt, quầy bếp. Sử dụng bã trà để chà mạnh lên thớt và khu vực quầy bếp. Bằng cách này, bạn vừa có thể khử mùi hôi khó chịu mà còn có thể làm sạch sâu không cần hóa chất. Rửa tay. Mùi khó chịu khi làm cá, bóc hành tỏi, nhặt rau diếp cá… có thể dễ dàng được đánh bay nếu chị em tận dụng lá trà xanh hoặc bã trà tẩy rửa. Ngoài việc tận dụng trà trong việc làm bếp, trà chứa lượng tannin dồi dào có tác dụng chống viêm. Tận dụng bã trà để đắp lên mắt sau một đêm mất ngủ sẽ có tác dụng trị sưng hiệu quả.Bạn không nên phí phạm bã trà bỏ đi. Trà xanh có lượng nito cao, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, sử dụng bã trà còn có tác dụng xua đuổi côn trùng tấn công cây.
Tăng hương vị món hầm. Thay vì dùng nước lọc để chế biến súp, món hầm quen thuộc. Bạn có thể tận dụng nước chè mạn để om. Trà mạn có tác dụng giúp món hầm thơm hơn, nhừ đúng kiểu.
Nước trà cũng có thể dùng nấu cơm hoặc luộc nui. Tuy nhiên, lúc này bạn cần pha trà thật loãng để mang lại cảm giác mới lạ cho món ăn quen thuộc.
Chống ngấy cho món ngon. Bằng cách trộn đều bột trà xanh và bột mì chế biến các loại bánh, bạn sẽ có được món ăn thanh mát, thơm nhẹ mà không ngấy.
Nguyên liệu tẩm ướp. Nếu là người đam mê vị trà, chị em có thể tận dụng chúng làm nguyên liệu ướp thức ăn chống ngán. Đầu tiên, bạn kết hợp trà khô với muối, ớt hay các loại gia vị khác rồi tẩm ướp thịt bò, lợn và chế biến thành món ăn.
Trị mùi hôi ở bếp. Những ngóc ngách trong bếp, thùng rác thường tỏa ra mùi hôi khó chịu mà bạn khó có thể trị tận gốc bằng cách vệ sinh hàng ngày. Thay vào đó, hãy rắc một chút lá trà khô để hút ẩm, làm sạch triệt để.
Khử mùi tủ lạnh. Nếu trong nhà không sẵn baking soda, hãy cho trà khô vào một chiếc bát con, để tủ lạnh là chúng có thể hút hết mùi khó chịu.
Làm sạch thớt, quầy bếp. Sử dụng bã trà để chà mạnh lên thớt và khu vực quầy bếp. Bằng cách này, bạn vừa có thể khử mùi hôi khó chịu mà còn có thể làm sạch sâu không cần hóa chất.
Rửa tay. Mùi khó chịu khi làm cá, bóc hành tỏi, nhặt rau diếp cá… có thể dễ dàng được đánh bay nếu chị em tận dụng lá trà xanh hoặc bã trà tẩy rửa.
Ngoài việc tận dụng trà trong việc làm bếp, trà chứa lượng tannin dồi dào có tác dụng chống viêm. Tận dụng bã trà để đắp lên mắt sau một đêm mất ngủ sẽ có tác dụng trị sưng hiệu quả.
Bạn không nên phí phạm bã trà bỏ đi. Trà xanh có lượng nito cao, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, sử dụng bã trà còn có tác dụng xua đuổi côn trùng tấn công cây.