Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước hơn.
Khi gọt vỏ rau củ, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nấu ngay. Tuyệt đối không để lâu bên ngoài bởi như vậy sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị thoát ra ngoài cùng với nước.
Không lưu trữ rau tươi quá lâu. Mua đến đâu dùng đến đó để tránh tình trạng rau héo úa, vừa không ngon lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cụ thể, theo các chuyên gia, lượng vitamin C trong rau sẽ giảm 26% nếu để rau sau một ngày mới chế biến, giảm 41% nếu qua hai ngày.
Bảo quản đúng cách bằng cách cho vào tủ lạnh. Đối với loại mọng nước như rau diếp, dưa chuột, bầu,… cần bọc một lớp ni lông bên ngoài để tránh mất nước, khô héo.
Cố gắng rửa thật sạch bằng nhiều nước hoặc bình sục ozon chứ không nên gọt vỏ.
Sử dụng phần lá ngoài của các loại rau cuộn như bắp cải, rau diếp. Bạn chỉ nên bỏ chúng đi khi bị héo úa hoặc sâu bệnh.
Nếu trong nhà có lò vi sóng hay lò nướng, các bà nội trợ nên tận dụng loại thiết bị hữu ích này bởi chúng vừa tiện lợi vừa giúp bảo quản chất dinh dưỡng hiệu quả.
Nên sử dụng dụng cụ hấp, nấu cách thủy để giúp rau tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, khiến lượng vitamin hòa tan sẽ giảm đi đáng kể.
Đậy nắp khi luộc rau. Với cách này, bạn có thể làm tăng nhiệt độ sôi trong nồi; giúp rau mau chín, ít bị hao lượng vitamin có lợi.
Không nấu quá lâu. Trong quá trình nấu không nên khuấy nhiều lần. Đặc biệt không nên hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi khi rau bị nấu quá nhừ.
Nếu trồng rau xanh tại nhà, nên thu hoạch rau đúng lứa, đúng kỳ; không nên “tham” rau quá non vì lúc đó lượng dinh dưỡng sẽ giảm 20 – 30% so với rau trưởng thành, kịp lứa.
Trái lại, thu hoạch rau quá già sẽ khiến chúng có nhiều chất xơ khiến món ăn trở nên cứng và hao tổn chất lượng rau.
Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước hơn.
Khi gọt vỏ rau củ, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nấu ngay. Tuyệt đối không để lâu bên ngoài bởi như vậy sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị thoát ra ngoài cùng với nước.
Cụ thể, theo các chuyên gia, lượng vitamin C trong rau sẽ giảm 26% nếu để rau sau một ngày mới chế biến, giảm 41% nếu qua hai ngày.
Bảo quản đúng cách bằng cách cho vào tủ lạnh. Đối với loại mọng nước như rau diếp, dưa chuột, bầu,… cần bọc một lớp ni lông bên ngoài để tránh mất nước, khô héo.
Cố gắng rửa thật sạch bằng nhiều nước hoặc bình sục ozon chứ không nên gọt vỏ.
Sử dụng phần lá ngoài của các loại rau cuộn như bắp cải, rau diếp. Bạn chỉ nên bỏ chúng đi khi bị héo úa hoặc sâu bệnh.
Nếu trong nhà có lò vi sóng hay lò nướng, các bà nội trợ nên tận dụng loại thiết bị hữu ích này bởi chúng vừa tiện lợi vừa giúp bảo quản chất dinh dưỡng hiệu quả.
Nên sử dụng dụng cụ hấp, nấu cách thủy để giúp rau tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, khiến lượng vitamin hòa tan sẽ giảm đi đáng kể.
Đậy nắp khi luộc rau. Với cách này, bạn có thể làm tăng nhiệt độ sôi trong nồi; giúp rau mau chín, ít bị hao lượng vitamin có lợi.
Không nấu quá lâu. Trong quá trình nấu không nên khuấy nhiều lần. Đặc biệt không nên hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi khi rau bị nấu quá nhừ.
Nếu trồng rau xanh tại nhà, nên thu hoạch rau đúng lứa, đúng kỳ; không nên “tham” rau quá non vì lúc đó lượng dinh dưỡng sẽ giảm 20 – 30% so với rau trưởng thành, kịp lứa.
Trái lại, thu hoạch rau quá già sẽ khiến chúng có nhiều chất xơ khiến món ăn trở nên cứng và hao tổn chất lượng rau.