Rêu đá Tân Sơn: Hầu hết các xã Đồng Sơn, Thu Cúc thuộc huyện Tân Sơn - Phú Thọ đều coi rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức món ăn độc lạ này. Ảnh: Internet.Xáo chuối Lâm Thao: Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá. Món xáo chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị khác như: hạt tiêu, bột ngọt… Ảnh: Dân Việt.Cọ ỏm: Đây là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5-10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Cọ ỏm mềm, phía ngoài đen bóng, ở trong vàng ươm như mật ong, cùi dày và thơm. Ảnh: Lao động.Món bánh tai: Đặc sản Phú Thọ này ban đầu còn được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong như hình cái tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được. Ảnh: Internet.Tằm cọ: Đây là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào. Ảnh: Phú Thọ.Cá Anh Vũ: Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau. Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Ảnh: Hatthocvang.Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám. Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi. Ảnh: Internet.Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, một món ăn dân dã và cũng rất thú vị. Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm. Ảnh: Internet.Rau sắn muối: Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Ảnh: Tintuc.vn.Xôi nếp gà gáy Yên Lập: Xôi nếp gà gáy - sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang. Để có một nồi xôi nếp gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.Măng sặt mọc ở nhiều nơi tại tỉnh Phú Thọ, nhưng măng sặt ngon nhất có lẽ phải kể đến măng sặt mọc trên núi Buộm - dãy núi cao nhất ở Ấm Hạ. Cứ vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân Ấm Hạ lại lên núi hái măng sặt về chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn như: măng sặt om xương, xào, luộc, nướng trên than củi, hầm cá, hay ngâm giấm ớt. Ảnh: Tuổi trẻ.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Rêu đá Tân Sơn: Hầu hết các xã Đồng Sơn, Thu Cúc thuộc huyện Tân Sơn - Phú Thọ đều coi rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức món ăn độc lạ này. Ảnh: Internet.
Xáo chuối Lâm Thao: Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá. Món xáo chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị khác như: hạt tiêu, bột ngọt… Ảnh: Dân Việt.
Cọ ỏm: Đây là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5-10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Cọ ỏm mềm, phía ngoài đen bóng, ở trong vàng ươm như mật ong, cùi dày và thơm. Ảnh: Lao động.
Món bánh tai: Đặc sản Phú Thọ này ban đầu còn được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong như hình cái tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được. Ảnh: Internet.
Tằm cọ: Đây là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào. Ảnh: Phú Thọ.
Cá Anh Vũ: Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau. Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Ảnh: Hatthocvang.
Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám. Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi. Ảnh: Internet.
Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, một món ăn dân dã và cũng rất thú vị. Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm. Ảnh: Internet.
Rau sắn muối: Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Ảnh: Tintuc.vn.
Xôi nếp gà gáy Yên Lập: Xôi nếp gà gáy - sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang. Để có một nồi xôi nếp gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.
Măng sặt mọc ở nhiều nơi tại tỉnh Phú Thọ, nhưng măng sặt ngon nhất có lẽ phải kể đến măng sặt mọc trên núi Buộm - dãy núi cao nhất ở Ấm Hạ. Cứ vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân Ấm Hạ lại lên núi hái măng sặt về chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn như: măng sặt om xương, xào, luộc, nướng trên than củi, hầm cá, hay ngâm giấm ớt. Ảnh: Tuổi trẻ.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.