Bánh bò thốt nốt. Đây là một đặc sản gây ấn tượng với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm mảnh đất Châu Đốc, An Giang. Theo người dân nơi đây, bánh bò thốt nốt làm rất mất công nhưng khi ăn ai cũng thấy thỏa mãn. Nguyễn liệu chính để làm món bánh này là bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa. Ảnh: hoinongdanagGạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi. Khi hấp chín, bánh được gói lại bằng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm. Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm, kết hợp cùng vị ngọt béo của đường, dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt tạo thành một mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ảnh: cungbandulich Bọ rầy Bảy Núi. Bọ rầy được xem là món ăn độc đáo của người dân vùng Bảy Núi, An Giang. Nó cũng trở thành nguồn cảm hứng ẩm thực của nhiều quán nhậu. Bọ rầy có hình dạng giống bọ hung, to cỡ ngón tay cái, màu nâu cánh gián. Ảnh: conganBọ rầy sau khi làm sạch đem chiên hoặc xào, cầu kỳ hơn, có thể dồn thịt ba chỉ băm nhuyễn hay nhét thêm đậu phộng đem chiên giòn. Bọ rầy chiên giòn ăn kèm với rau sống, cà chua, cải xà lách chấm với tương ớt, muối ớt chanh. Ảnh: thegioihoanmyBánh chăm "ha nàm căn". Loại bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng lạ lùng được bày bán rộng rãi ở khu vực cầu Mương Chà (ấp Hà Bao 2, Đa Phước, An Phú, An Giang). Bánh được làm từ bột mì trộn với trứng vịt cùng đường thốt nốt. Sau đó, người ta dùng chảo nhôm dày, phết lớp dầu lên trước rồi chế hỗn hợp bột vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Ảnh: angiangKhoảng 5 phút bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm. Vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm, có vị ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang. Ảnh: zing Cháo bò Tri Tôn có mùi vị quyến rũ của lòng bò và hương thơm đặc trưng của trái trúc. Muốn có được bát cháo ngon trước hết phải chọn được thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi). Bát cháo là sự tổng hợp của gạo, thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như mò om, ngò gai. Ảnh: hotel84Cháo bò Tri Tôn chỉ thực sự đậm đà khi dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Cái vị chua thanh của trái trúc thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ảnh: sotaydulichTung lò mò là tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Thịt bò nạc bỏ hết gân, xắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia khác và thính. Ruột bò dùng làm vỏ bao Tung lò mò phải lộn mặt trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại mặt phải, phơi cho hơi se mặt mới đem nhồi thịt ướp vào. Ảnh: chudu24Dùng dây mềm thắt thành từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, phơi khoảng 3 nắng là ăn được. Tung lò mò có thể nướng hoặc chiên, thường ăn kèm rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh. Ảnh: tinkinhte
Bánh bò thốt nốt. Đây là một đặc sản gây ấn tượng với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm mảnh đất Châu Đốc, An Giang. Theo người dân nơi đây, bánh bò thốt nốt làm rất mất công nhưng khi ăn ai cũng thấy thỏa mãn. Nguyễn liệu chính để làm món bánh này là bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa. Ảnh: hoinongdanag
Gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi. Khi hấp chín, bánh được gói lại bằng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm. Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm, kết hợp cùng vị ngọt béo của đường, dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt tạo thành một mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ảnh: cungbandulich
Bọ rầy Bảy Núi. Bọ rầy được xem là món ăn độc đáo của người dân vùng Bảy Núi, An Giang. Nó cũng trở thành nguồn cảm hứng ẩm thực của nhiều quán nhậu. Bọ rầy có hình dạng giống bọ hung, to cỡ ngón tay cái, màu nâu cánh gián. Ảnh: congan
Bọ rầy sau khi làm sạch đem chiên hoặc xào, cầu kỳ hơn, có thể dồn thịt ba chỉ băm nhuyễn hay nhét thêm đậu phộng đem chiên giòn. Bọ rầy chiên giòn ăn kèm với rau sống, cà chua, cải xà lách chấm với tương ớt, muối ớt chanh. Ảnh: thegioihoanmy
Bánh chăm "ha nàm căn". Loại bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng lạ lùng được bày bán rộng rãi ở khu vực cầu Mương Chà (ấp Hà Bao 2, Đa Phước, An Phú, An Giang). Bánh được làm từ bột mì trộn với trứng vịt cùng đường thốt nốt. Sau đó, người ta dùng chảo nhôm dày, phết lớp dầu lên trước rồi chế hỗn hợp bột vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Ảnh: angiang
Khoảng 5 phút bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm. Vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm, có vị ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang. Ảnh: zing
Cháo bò Tri Tôn có mùi vị quyến rũ của lòng bò và hương thơm đặc trưng của trái trúc. Muốn có được bát cháo ngon trước hết phải chọn được thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi). Bát cháo là sự tổng hợp của gạo, thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như mò om, ngò gai. Ảnh: hotel84
Cháo bò Tri Tôn chỉ thực sự đậm đà khi dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Cái vị chua thanh của trái trúc thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ảnh: sotaydulich
Tung lò mò là tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Thịt bò nạc bỏ hết gân, xắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia khác và thính. Ruột bò dùng làm vỏ bao Tung lò mò phải lộn mặt trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại mặt phải, phơi cho hơi se mặt mới đem nhồi thịt ướp vào. Ảnh: chudu24
Dùng dây mềm thắt thành từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, phơi khoảng 3 nắng là ăn được. Tung lò mò có thể nướng hoặc chiên, thường ăn kèm rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh. Ảnh: tinkinhte