Thắng cố. Thắng cố được chế biến từ lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, toàn bộ nội tạng của trâu, bò và ngựa. Tất cả những nguyên liệu này được cho vào chảo nước đun nhừ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức món này một cách ngon lành. Thậm chí, có người phải gác đũa bởi sự ngậy béo của mỡ cùng cảm giác sền sệt, dinh dính từ phèo phổi và da được nấu nhừ. Thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp là niềm tự hào của đồng bào vùng cao. Miếng thịt trâu đen đủi, khô khốc tưởng nhám xàm nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận mùi thơm, cay, chua, mặn, ngọt cùng hương vị hoang dã núi rừng. Thịt trâu gác bếp dễ dàng bảo quản, rất hợp để mua làm quà. Cam Hà Giang. Cuối thu cũng là thời điểm thu hoạch cam Hà Giang. Nhìn bề ngoài, cam có vỏ xù xì rám nắng không đẹp mắt song khi thưởng thức bạn dễ dàng bị chinh phục bởi vị ngọt thơm, chua nhẹ cùng màu vàng ươm bắt mắt. Chè tuyết. Chè tuyết có búp to, “ngoại hình” không đẹp song khi mạn uống rất đậm đà, ngọt nhẹ nơi cuống họng. Ngoài hương vị thơm ngon, người ta tin rằng uống chè tuyết còn mang lại tác dụng tăng cường sức khỏe cực tốt. Bánh cuốn Hà Giang. Bánh cuốn có ở nhiều nơi song bằng sự sáng tạo, đồng bào vùng cao mang lại hương vị hoàn toàn khác biệt cho món ăn quê mình. Ở đây, người ta không chấm bánh cuốn với nước mắm mà ăn với nước dùng ninh từ xương. Bánh còn “lấy lòng” người ăn bởi cảm giác mềm dai khó cưỡng.
Cháo ấu tẩu. Đây được xem là đặc sản không nên bỏ qua khi đặt chân đến Hà Giang. Cháo Ấu tẩu có màu nâu nhạt, ăn hơi đắng sau ngọt dần. Đặc biệt, củ Ấu tẩu rất khó chế biến, thậm chí nguy hiểm nếu không làm đúng cách. Vậy nhưng, ai từng thưởng thức qua thì khó lòng quên được cảm giác chua chua, cay cay, nhần nhận đắng và vị bùi bùi ít món sánh được. Ngoài ra những đặc sản trên, Hà Giang còn nổi tiếng với thắng dền. Rượu ngô. Thịt lợn đen. Cơm lam Bắc Mê. Xôi ngũ sắc.
Hay mật ong bạc hà Đồng Văn.
Thắng cố. Thắng cố được chế biến từ lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, toàn bộ nội tạng của trâu, bò và ngựa. Tất cả những nguyên liệu này được cho vào chảo nước đun nhừ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức món này một cách ngon lành. Thậm chí, có người phải gác đũa bởi sự ngậy béo của mỡ cùng cảm giác sền sệt, dinh dính từ phèo phổi và da được nấu nhừ.
Thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp là niềm tự hào của đồng bào vùng cao. Miếng thịt trâu đen đủi, khô khốc tưởng nhám xàm nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận mùi thơm, cay, chua, mặn, ngọt cùng hương vị hoang dã núi rừng. Thịt trâu gác bếp dễ dàng bảo quản, rất hợp để mua làm quà.
Cam Hà Giang. Cuối thu cũng là thời điểm thu hoạch cam Hà Giang. Nhìn bề ngoài, cam có vỏ xù xì rám nắng không đẹp mắt song khi thưởng thức bạn dễ dàng bị chinh phục bởi vị ngọt thơm, chua nhẹ cùng màu vàng ươm bắt mắt.
Chè tuyết. Chè tuyết có búp to, “ngoại hình” không đẹp song khi mạn uống rất đậm đà, ngọt nhẹ nơi cuống họng. Ngoài hương vị thơm ngon, người ta tin rằng uống chè tuyết còn mang lại tác dụng tăng cường sức khỏe cực tốt.
Bánh cuốn Hà Giang. Bánh cuốn có ở nhiều nơi song bằng sự sáng tạo, đồng bào vùng cao mang lại hương vị hoàn toàn khác biệt cho món ăn quê mình. Ở đây, người ta không chấm bánh cuốn với nước mắm mà ăn với nước dùng ninh từ xương. Bánh còn “lấy lòng” người ăn bởi cảm giác mềm dai khó cưỡng.
Cháo ấu tẩu. Đây được xem là đặc sản không nên bỏ qua khi đặt chân đến Hà Giang. Cháo Ấu tẩu có màu nâu nhạt, ăn hơi đắng sau ngọt dần. Đặc biệt, củ Ấu tẩu rất khó chế biến, thậm chí nguy hiểm nếu không làm đúng cách. Vậy nhưng, ai từng thưởng thức qua thì khó lòng quên được cảm giác chua chua, cay cay, nhần nhận đắng và vị bùi bùi ít món sánh được.
Ngoài ra những đặc sản trên, Hà Giang còn nổi tiếng với thắng dền.
Rượu ngô.
Thịt lợn đen.
Cơm lam Bắc Mê.
Xôi ngũ sắc.
Hay mật ong bạc hà Đồng Văn.