Bơ đậu phộng là một trong những thực phẩm chứa nguồn protein và chất béo thực vật dồi dào nhất. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng cho các món sinh tố, bánh mì nướng hoặc bánh quy. Hạt đỗ đen, đậu tây, đậu lăng là những lựa chọn tốt chứa ít chất béo, cung cấp protein và chất xơ. Dùng đậu khô cho phép bạn kiểm soát lượng muối và các chất phụ gia trong món ăn. Hạnh nhân. Không hạt gì vượt qua được hạnh nhân về chất béo không bão hòa đơn mà nó mang lại, loại chất béo làm giảm các bệnh về tim. Một vốc hạnh nhân hoặc 2 thìa bơ hạnh nhân là đủ cho bạn trong 1 ngày. Bạn có thể cắt lát hạnh nhân để rắc lên món salat hay làm sống động các món ăn ưa thích của bạn. Hạt bí ngô hay còn được gọi là pepitas, 1 loại hạt được cho là đứng đầu cho các món ăn nhẹ, salat hoặc súp. Bí ngô thường có sẵn quanh năm, nhưng tốt nhất bạn nên thu mua vào mùa thu, mùa của bí ngô, sau đó đem rang lên và cất trữ. Các loại hạt này thường có lượng calo và chất béo cao, bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều. Phô mai có thể dùng như một món ăn nhẹ tuyệt vời. Giá cả phải chăng, ít chất béo, cung cấp canxi cho xương. Song bạn không nên ăn phô mai khi ăn cùng với các món khác chứa kem như kem chua, phomat. Bạn nên kết hợp với rau tươi, thêm trái cây, và quế.Hạt quinoa. Loại hạt diệu kỳ này không chỉ có hàm lượng protein cao mà còn cung cấp sắt và chất xơ, lượng cholesterol thấp. Hạt quinoa được khuyên nên ăn hàng ngày cho bất cứ ai có nhu cầu ăn kiêng lành mạnh. Hạt này cũng rất nhanh chín khi nấu (khoảng 20 phút). Bạn có thể dùng hạt quinoa thay thế cho gạo để được cung cấp nhiều protein hơn. Rau lá xanh, dù không chứa nhiều protein như các loại đỗ và các loại hạt khác, nhưng protein có trong rau xanh cũng chứa một phần đáng kể, cùng với các chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch. Trong tất cả các loại từ đậu nành, bao gồm đậu phụ, đậu tương là những nguồn cung cấp lượng protein dồi dào, sữa đậu nành được dùng thuận tiện và linh hoạt hơn. Bạn có thể thêm socola, vani để tạo thêm hương vị và dễ uống hơn. Sữa chua Hy Lạp có lượng protein gấp đôi so với sữa chua thông thường. Nó được làm dày, đầy đặn, có vị chua cay và ít ngọt hơn. Mỗi muỗng canh bột cacao nguyên chất protein không đường chứa khoảng 1 gram protein.Hạt hướng dương là một nguồn dồi dào của kali, phốt pho cũng như protein, sắt và magiê tự nhiên. Vì thế, trong một nửa cốc hạt hướng dương có thể cung cấp cho bạn 7g chất xơ, 15g protein và chất béo thực vật có lợi cho cơ thể. Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2...rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Bơ đậu phộng là một trong những thực phẩm chứa nguồn protein và chất béo thực vật dồi dào nhất. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng cho các món sinh tố, bánh mì nướng hoặc bánh quy.
Hạt đỗ đen, đậu tây, đậu lăng là những lựa chọn tốt chứa ít chất béo, cung cấp protein và chất xơ. Dùng đậu khô cho phép bạn kiểm soát lượng muối và các chất phụ gia trong món ăn.
Hạnh nhân. Không hạt gì vượt qua được hạnh nhân về chất béo không bão hòa đơn mà nó mang lại, loại chất béo làm giảm các bệnh về tim. Một vốc hạnh nhân hoặc 2 thìa bơ hạnh nhân là đủ cho bạn trong 1 ngày. Bạn có thể cắt lát hạnh nhân để rắc lên món salat hay làm sống động các món ăn ưa thích của bạn.
Hạt bí ngô hay còn được gọi là pepitas, 1 loại hạt được cho là đứng đầu cho các món ăn nhẹ, salat hoặc súp. Bí ngô thường có sẵn quanh năm, nhưng tốt nhất bạn nên thu mua vào mùa thu, mùa của bí ngô, sau đó đem rang lên và cất trữ. Các loại hạt này thường có lượng calo và chất béo cao, bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều.
Phô mai có thể dùng như một món ăn nhẹ tuyệt vời. Giá cả phải chăng, ít chất béo, cung cấp canxi cho xương. Song bạn không nên ăn phô mai khi ăn cùng với các món khác chứa kem như kem chua, phomat. Bạn nên kết hợp với rau tươi, thêm trái cây, và quế.
Hạt quinoa. Loại hạt diệu kỳ này không chỉ có hàm lượng protein cao mà còn cung cấp sắt và chất xơ, lượng cholesterol thấp. Hạt quinoa được khuyên nên ăn hàng ngày cho bất cứ ai có nhu cầu ăn kiêng lành mạnh. Hạt này cũng rất nhanh chín khi nấu (khoảng 20 phút). Bạn có thể dùng hạt quinoa thay thế cho gạo để được cung cấp nhiều protein hơn.
Rau lá xanh, dù không chứa nhiều protein như các loại đỗ và các loại hạt khác, nhưng protein có trong rau xanh cũng chứa một phần đáng kể, cùng với các chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch.
Trong tất cả các loại từ đậu nành, bao gồm đậu phụ, đậu tương là những nguồn cung cấp lượng protein dồi dào, sữa đậu nành được dùng thuận tiện và linh hoạt hơn. Bạn có thể thêm socola, vani để tạo thêm hương vị và dễ uống hơn.
Sữa chua Hy Lạp có lượng protein gấp đôi so với sữa chua thông thường. Nó được làm dày, đầy đặn, có vị chua cay và ít ngọt hơn.
Mỗi muỗng canh bột cacao nguyên chất protein không đường chứa khoảng 1 gram protein.
Hạt hướng dương là một nguồn dồi dào của kali, phốt pho cũng như protein, sắt và magiê tự nhiên. Vì thế, trong một nửa cốc hạt hướng dương có thể cung cấp cho bạn 7g chất xơ, 15g protein và chất béo thực vật có lợi cho cơ thể.
Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2...rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.