Nhiều người dân ở thôn An Lương (xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) gọi cha con Vương bằng cái tên chua xót: “ Người rắn”. Lý do là ông Nguyễn Đình Nhi (bố của Vương) mang căn bệnh giống vảy nến, sau đó di truyền cho con trai.Dù đã 15 tuổi, Nguyễn Đình Vương mới học lớp 3 Trường tiểu học Trần Văn Ơn (xã Tam Anh Bắc). Ước mơ được đến trường của cậu bé tưởng đã bị dập tắt khi lãnh đạo trường này không cho em nhập học vì sợ người khác lây bệnh từ Vương.Năm 2014, trước sự phản đối của dư luận, lãnh đạo trường cho em nhập học. Ngay từ những năm học đầu tiên, Vương đạt thành tích xuất sắc. Đặc biệt về mỹ thuật, em luôn đứng đầu lớp.“Tôi bị bệnh từ 2 tuổi, những anh chị em khác trong gia đình không ai mắc căn bệnh lạ này. Tôi lấy vợ một thời gian, sinh Vương ra bình thường. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau, da cháu bắt đầu tạo vảy và có dấu hiệu bệnh như tôi”, ông Nhi kể.Mỗi khi trái gió trở trời, da khắp cơ thể Vương bị lở, nứt nẻ, tay chân co lại, chảy máu. "Những lúc như thế, cháu đau lắm", Vương rơm rớm nước mắt, nói.Sau nhiều năm lặn lội khắp nơi chữa bệnh cho chồng và con nhưng không khỏi, vợ ông Nhi bị bệnh tâm thần. Gia đình bên ngoại đưa chị về chăm sóc. Từ đó, hai cha con Vương đùm bọc sống trong căn nhà cấp 4 do chính quyền địa phương và bà con quyên góp xây dựng.Ông Nhi cho biết nhiều năm nay, hai cha con sống nhờ vào từng đồng tiền trợ cấp của địa phương. "Tôi có nuôi thêm ít gà, vịt để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Thấy con học giỏi, tôi cũng an ủi phần nào", ông Nhi tâm sự.Lãnh đạo nhà trường cho biết Vương học đều ở tất cả các môn. Em đã đoạt 2 giải nhất kỳ thi học sinh giỏi hội họa cấp huyện.“Sau này lớn lên em muốn trở thành họa sĩ để vẽ những bức tranh về cuộc sống tươi đẹp. Em cũng muốn kiếm một nghề bằng chính công sức lao động và niềm đam mê của mình để kiếm tiền nuôi bố mẹ”, Vương tâm sự.
Nhiều người dân ở thôn An Lương (xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) gọi cha con Vương bằng cái tên chua xót: “ Người rắn”. Lý do là ông Nguyễn Đình Nhi (bố của Vương) mang căn bệnh giống vảy nến, sau đó di truyền cho con trai.
Dù đã 15 tuổi, Nguyễn Đình Vương mới học lớp 3 Trường tiểu học Trần Văn Ơn (xã Tam Anh Bắc). Ước mơ được đến trường của cậu bé tưởng đã bị dập tắt khi lãnh đạo trường này không cho em nhập học vì sợ người khác lây bệnh từ Vương.
Năm 2014, trước sự phản đối của dư luận, lãnh đạo trường cho em nhập học. Ngay từ những năm học đầu tiên, Vương đạt thành tích xuất sắc. Đặc biệt về mỹ thuật, em luôn đứng đầu lớp.
“Tôi bị bệnh từ 2 tuổi, những anh chị em khác trong gia đình không ai mắc căn bệnh lạ này. Tôi lấy vợ một thời gian, sinh Vương ra bình thường. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau, da cháu bắt đầu tạo vảy và có dấu hiệu bệnh như tôi”, ông Nhi kể.
Mỗi khi trái gió trở trời, da khắp cơ thể Vương bị lở, nứt nẻ, tay chân co lại, chảy máu. "Những lúc như thế, cháu đau lắm", Vương rơm rớm nước mắt, nói.
Sau nhiều năm lặn lội khắp nơi chữa bệnh cho chồng và con nhưng không khỏi, vợ ông Nhi bị bệnh tâm thần. Gia đình bên ngoại đưa chị về chăm sóc. Từ đó, hai cha con Vương đùm bọc sống trong căn nhà cấp 4 do chính quyền địa phương và bà con quyên góp xây dựng.
Ông Nhi cho biết nhiều năm nay, hai cha con sống nhờ vào từng đồng tiền trợ cấp của địa phương. "Tôi có nuôi thêm ít gà, vịt để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Thấy con học giỏi, tôi cũng an ủi phần nào", ông Nhi tâm sự.
Lãnh đạo nhà trường cho biết Vương học đều ở tất cả các môn. Em đã đoạt 2 giải nhất kỳ thi học sinh giỏi hội họa cấp huyện.
“Sau này lớn lên em muốn trở thành họa sĩ để vẽ những bức tranh về cuộc sống tươi đẹp. Em cũng muốn kiếm một nghề bằng chính công sức lao động và niềm đam mê của mình để kiếm tiền nuôi bố mẹ”, Vương tâm sự.