Tên lửa Trung Quốc tràn ngập thị trường vũ khí thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Một phần tư số tên lửa được bán ra trên toàn thế giới trong vòng 5 năm nữa là tên lửa do Trung Quốc sản xuất.

Theo tờ Want China Time của Đài Loan đưa tin cho hay, hai công ty quốc phòng NORINCO và CPMIEC của Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh 24% tên lửa được bán ra thị trường vũ khí thế giới trong vòng 5 năm tới.
Dựa trên một báo cáo của cơ quan công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong khoảng thời gian 5 năm nữa sẽ có khoảng 201.507 đơn vị tên lửa với giá trị ước tính khoảng 66,3 tỷ USD sẽ được bán ra trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Ten lua Trung Quoc tran ngap thi truong vu khi the gioi
 Các công ty quốc phòng của Trung Quốc sẽ chiếm 24% sản lượng tên lửa được bán ra trên toàn thế giới trong vòng 5 năm nữa.
Trong đó, Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc (NORINCO) của Trung Quốc đứng đầu về mặt sản lượng với 29.423 đơn vị tên lửa chiếm 15% số tên lửa đượn sản xuất, xếp thứ hai là Hãng Raytheon của Mỹ với 22.658 đơn vị. Vị trí thứ 3 cũng thuộc về một công ty khác của Trung Quốc là Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác (CPMIEC) với 18.380 đơn vị, sản lượng từ cả hai công ty của Trung Quốc ước tính đạt 24% tổng sản lượng tên lửa trên toàn thế giới từ nay cho đến năm 2019.
Còn xét về mặt lợi nhuận thì các công ty quốc phòng đến từ Mỹ vẫn chiếm vị trị dẫn đầu, đứng đầu là Hãng Raytheon với lợi nhuận khoảng 10,1 tỷ USD tiếp theo là Tập đoàn Lockheed Martin với hơn 5,5 tỷ USD. Vị trí thứ 3 thuộc về Công ty cổ phần công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc với giá trị lợi nhuận đạt gần 5,5 tỷ USD, xếp thứ 4 là CPMIEC với 4,7 tỷ USD.
Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích quân sự, quy mô thị trường tên lửa tấn công tầm xa tại Mỹ có thể tăng từ 1,2 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD vào năm 2019, có doanh thu dự kiến ước đạt 6,6 tỷ USD với hơn 19.000 đơn vị tên lửa trong 5 năm tới. Trong đó Tập đoàn Lockheed Martin sẽ đạt doanh số bán hàng khoảng 1,4 tỷ USD nhờ bán các tên lửa hành trình AGM-158 JASSM cho các quốc gia như Australia, Phần Lan và Ba Lan.
Ten lua Trung Quoc tran ngap thi truong vu khi the gioi-Hinh-2
 Các loại tên lửa hành trình luôn là thế mạnh của các công ty quốc phòng của Mỹ.
Đối với thị trường tên lửa không đối không của thế giới có tổng doanh thu ước tính của 5 năm tiếp theo sẽ là 7,8 tỷ USD với 22.600 đơn vị tên lửa, phần lớn lợi nhuận là thuộc về Hãng Raytheon và công ty quốc phòng MBDA của Châu Âu nhờ vào các hợp đồng vũ khí với Quân đội Mỹ. Bên cạnh đó, MBDA cũng được kỳ vọng sẽ vượt mặt các công ty vũ khí hàng đầu thế giới trong thị trường tên lửa không đối không trong năm 2015.
Thị trường tên lửa phòng không tuy có dấu hiệu giảm sút trong những năm gần đây nhưng cũng được đánh giá sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian sắp tới, vị trị lợi nhuận đứng đầu thế giới vẫn thuộc về top ba công ty của Phương Tây là Raytheon, Lockheed Martin và MBDA. Mặt khác thị trường này đang ngày càng trở nên sôi động hơn khi các công ty của Mỹ đang phải đối mặt với hàng loạt công ty quốc phòng đình đám đến từ Châu Âu, Nga, Israel, Trung Quốc và Nhật Bản.
Ten lua Trung Quoc tran ngap thi truong vu khi the gioi-Hinh-3
 Doanh thu của thị trường tên lửa thế giới sẽ ước đạt 66,3 tỷ USD từ nay cho đến năm 2019.
Trong khi đó giá trị thị trường tên lửa chống hạm trên toàn cầu sẽ đạt 5,6 tỷ USD trong vòng 5 năm nữa, dẫn đầu về lợi nhuận vẫn là các công ty đến từ Nga và Trung Quốc bất chấp tỷ lệ xuất khẩu của thị trường này tương đối thấp. Còn thị phần tên lửa chống hạm lại thuộc về các công ty Phương Tây như MBDA và Boeing nhưng cũng đang dần bị thu hẹp với sự nổi lên của các đối thủ cạnh tranh mới đến từ Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Thị trường tên lửa chống tăng đang trong giai đoạn chuyển tiếp mạnh, với việc các công ty quốc phòng ngưng sản xuất các loại tên lửa chống tăng đã lỗi thời và thay bằng các tên lửa chống tăng thế hệ mới. Thị trường tên lửa chống tăng của Mỹ trong năm năm tới có giá trị ước tính khoảng 5,3 tỷ USD với hơn 109.000 đơn vị tên lửa được sản xuất chủ yếu đến từ Lockheed Martin và Raytheon.
Tuấn Đặng

Bình luận(0)