Bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ: Mỹ hất cẳng Nga

Google News

(Kiến Thức) - Mỹ chính thức hất cẳng Nga để trở thành nước bán vũ khí lớn nhất của Ấn Độ với tổng kim ngạch 5,32 tỷ USD.

Tờ CNA của Đài Loan cho hay, chỉ sau 3 năm, Mỹ đã thay Nga trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. Theo đó, ngày 12/8 Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley trả lời văn bản Thượng viện cho biết, 3 năm qua kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ khoảng 13,6 tỷ USD. Trong đó kim ngạch nhập khẩu vũ khí từ Mỹ là 5,32 tỷ USD, Nga là 4,14 tỷ USD, Pháp là 1,97 tỷ USD, Israel là 553,5 triệu USD.
Ấn Độ đã chuyển sang mua vận tải cơ C-130J của Mỹ thay vì nghiên cứu các máy bay Nga tương tự.
Báo chí Ấn Độ cho biết, từ những năm 1960, Liên Xô đã bán số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG-21 và xe tăng T-55. Và cho đến nay, Nga tiếp tục bán máy bay chiến đấu Su-30MKI và xe tăng chủ lực T-90, nếu lấy định lượng vũ khí bán cho Ấn Độ trong những năm qua để tính thì Nga vấn đứng vị trí đầu.
Được biết, Không quân Ấn Độ đã chi hơn 12 tỷ USD để mua 272 máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga và đã nhận bàn giao hơn 200 chiếc. Ngoài ra Nga đang muốn ký hợp đồng nghiên cứu chung máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 với Ấn Độ. Nếu Ấn Độ thực sự muốn trang bị hơn 200 máy bay chiến đấu loại này thì phải chi gần 35 tỷ USD.
Theo tờ CNA, từ năm tài chính 2007-2008 đến nay, Mỹ và Ấn Độ đã ký hợp đồng mua bán vũ khí trị giá gần 10 tỷ USD, bao gồm 12 máy bay vận tải C-130J Super Hercules, 8 máy bay tuần tra trên biển P-8I, 10 máy bay vận tải C-17 Globemaster-III.
Mà 2 hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hơn 2,5 tỷ USD khác bao gồm 22 trực thăng tấn công Apache, 15 trực thăng Chinook giữa Ấn Độ và Mỹ cùng gần như hoàn tất. Sau Không quân Ấn Độ là Lục quân cũng có nhu cầu mua 39 trực thăng Apache.
 Ấn Độ đã chọn trực thăng Apache thay vì Mi-28 Nga trong chương trình thầu mua trực thăng tấn công.
Ngoài ra, trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tuần trước của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng khẳng định việc tái hợp tác sản xuất nhiều dự án bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, trực thăng MH-60 Seahawk.
Do Nga xuất hiện khuynh hướng khiến Ấn Độ không hài lòng như không đưa ra kế hoạch giao hàng, tăng chi phí giữa chừng, tạo ra rào cản đối với việc chuyển giao công nghệ, bộ phận cung cấp là không đáng tin cậy. Vì vậy, từ sau năm 1999 Ấn Độ có ý áp dụng chính sách đa dạng hóa trong nhập khẩu vũ khí để đáp trả khuynh hướng này của Nga.
Ví dụ điển hình, trong dự án Nga nâng cấp tàu sân bay INS Vikramaditya cho Ấn Độ từ kế hoạch ban đầu là tháng 8/2008 bàn giao nhưng bị trì hoãn đến ngày 16/11/2013 mới hoàn thành. Kinh phí từ kế hoạch ban đầu là 947 triệu USD tăng lên 2,33 tỷ USD, đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những khuynh hướng của Nga khiến Ấn Độ hài lòng.
Bằng Hữu

Bình luận(0)